Hàng năm, cứ vào khoảng đầu tháng 6, nhiều khu vực khu dân cư, đô thị mới trên địa bàn Thủ đô thường bị khói mù bao phủ như một màn sương mờ. Không khí tại các khu dân cư đặc quánh và nhuốm đầy mùi khói.
Càng về đêm, màn khói này trở nên dày đặc khiến tầm nhìn của các phương tiện giao thông giảm sút đáng kể.
Trên nhiều tuyến đường như Trần Duy Hưng, Phạm Hùng, Láng, Kim Mã, Nguyễn Chí Thanh, Cầu Giấy, Xuân Thủy... người tham gia giao thông dễ dàng nhận thấy màn khói bao phủ cả không gian.
Dưới ánh đèn đường, khói bay lảng vảng như sương khiến người đi đường rất khó chịu vì bị cay mắt, khô mũi, tầm nhìn bị hạn chế.
Trước thực trạng này, phóng viên VTC News đã có cuộc trò chuyện với ông Hoàng Thanh Vân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội để tìm ra nguyên nhân cũng như cách khắc phục.
Màn khói bao phủ cầu vượt Nguyễn Chí Thanh vào tháng 6 vừa qua |
Ông Vân thừa nhận, phải tốn mấy chục triệu đồng mới làm được 1m2 đường ở Việt Nam, giờ nếu cứ để nông dân chất rơm thành từng đống to trên đường rồi đốt thì sẽ hỏng đường của Nhà nước.
"Chưa kể, đốt đống rơm to còn có nguy cơ làm cháy đường dây điện trị giá vài ba triệu đồng/m2. Rất tai hại! Chưa nói với vấn đề ô nhiễm môi trường rồi xa hơn là làm biến đổi khí hậu", vị lãnh đạo này nhấn mạnh.
Từ những phân tích trên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội khẳng định: "Tới đây, chúng tôi sẽ sử dụng công nghệ TRM của Hàn Quốc để xử lý vấn đề này.
Cụ thể, chúng tôi sẽ thu mua rơm của bà con, phối trộn với một số sản phẩm cỏ, một ít men vi sinh, lên men hỗn hợp trong phòng kín rồi đưa các máy loại nhỏ với công suất từ 15 - 20 tấn/tháng hoặc 1,5 tấn/ngày để chế biến chúng thành thức ăn cho gia súc.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các công nghệ sinh học tại chỗ, giới thiệu cho nông dân các loại vi sinh để rắc vào rơm sau khi vừa thu hoạch xong. Sau khoảng 25 ngày, rơm sẽ biến thành loại phân bón rất tốt cho ruộng".
Như vậy, tới đây, tình trạng khói mịt mùng bủa vây nội thành Hà Nội hứa hẹn sẽ được khắc phục.
No comments:
Post a Comment