Bộ Công thương sẽ cấm loại hình kinh doanh đa cấp mà những người đầu tư sau phải đóng tiền để nuôi những người đầu tư trước.
Bộ Công thương đề nghị nâng mức ký quỹ đối với tổ chức kinh doanh đa cấp hơn gấp 5 lần so với hiện nay, yêu cầu ký quỹ bằng tiền mặt là 5 tỷ đồng và giấy phép phải do trực tiếp Bộ Công thương cấp mà không bởi từng địa phương như hiện nay.
Thông tin do ông Nguyễn Phương Nam, phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương trình bày về việc quản lý hoạt động bán hàng đa cấp của Bộ Công thương vào chiều ngày 30-9 tại trụ sở của Bộ.
Theo ông Nam, bán hàng đa cấp hiện nay ở VN trở nên rất khó kiểm soát, nhiều biến tướng và gây không ít lo ngại cho xã hội. Vì vậy, căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Công thương xem xét trình chính phủ để hoàn thiện nghị định quản lý bán hàng đa cấp. "Tiến trình thực hiện việc này sẽ công bố việc thực hiện công khai và cập nhật trên trang web của Bộ.", ông Nam nói.
Đại diện Cục quản lý cạnh tranh cho hay, việc thay đổi quy định về luật cấp giấy phép bán hàng đa cấp là cần thiết làm ngay do nó có nhiều ảnh hưởng không tốt tới đời sống người dân. Theo đó, quy định mới đang được Bộ Công thương dự thảo sẽ đưa ngành kinh doanh đa cấp giống như một loại hình "kinh doanh có điều kiện". Do đó, yêu cầu về vốn pháp định, mức ký quỹ cũng phải tuân thủ quy định kiểm soát chặt chẽ của Bộ Công thương.
"Chúng tôi đề nghị nâng mức ký quỹ đối với tổ chức kinh doanh đa cấp lên hơn gấp 5 lần so với hiện nay, yêu cầu phải ký quỹ bằng tiền mặt là 5 tỷ đồng và giấy phép phải do trực tiếp Bộ Công thương cấp mà không bởi từng địa phương như hiện nay. Mức ký quỹ 1 tỷ đồng như trước kia thông qua bảo lãnh ngân hàng hay thế chấp bằng tài sản cũng gây nhiều khó khăn khi xử lý và người tiêu dùng thường chịu thiệt" - ông Nguyễn Phương Nam, phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho hay.
Cụ thể, theo ông Nam, hiện nay chỉ có Nghị định 110/2005/NĐ-CP và Thông tư 19/2005/TT-BTM quy định về quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp nhưng cả hai văn bản trên đều bộc lộ nhiều thiếu sót, dẫn đến tình trạng bán hàng đa cấp biến tướng sang lừa đảo khá phổ biến hiện nay.
Đặc biệt, ông Nam nhấn mạnh, Bộ Công thương sẽ cấm loại hình kinh doanh đa cấp mà những người đầu tư sau phải đóng tiền để nuôi những người đầu tư trước. Với mô hình kinh doanh này, những kẻ lừa đảo sẽ dùng tiền của người đầu tư sau trả tiền cho người đầu tư trước. Theo ông Nam, bản chất của mô hình này là hàng hóa không đến tay người tiêu dùng, thu nhập chủ yếu là từ phí tham gia mạng lưới nên trước sau cũng sẽ sụp đổ. "Đó gọi là mô hình kinh doanh theo dạng kim tự tháp - một dạng lừa đảo" - ông Nam nói.
Theo thông tin của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương, từ năm 2005 đến nay, Việt Nam đã có hơn 90 doanh nghiệp đăng kí bán hàng đa cấp nhưng hiện chỉ còn 61 doanh nghiệp đang hoạt động, 30 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động và có 3 doanh nghiệp bị tước giấy phép kinh doanh.
Cũng trong chiều 30-9, Bộ Công thương công bố số liệu về công tác quản lý thị trường trong 9 tháng đầu năm 2013. Theo thống kê của Bộ này, trong 9 tháng đầu năm lực lượng quản lý thị trường cả nước đã xử lý 62 ngàn vụ vi phạm về buôn bán sản xuất hàng nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại. Tổng thu ngân sách đạt được là 240 tỷ đồng, trong đó phạt vi phạm hành chính là 157,2 tỷ, tịch thu hàng hóa và truy thu thuế là 62,8 tỷ đồng. Hai chi cục có trị giá hàng tịch thu cao là Tp.HCM (gần 60 tỷ) và Hà Nội (trên 53 tỷ).
Thông tin do ông Nguyễn Phương Nam, phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương trình bày về việc quản lý hoạt động bán hàng đa cấp của Bộ Công thương vào chiều ngày 30-9 tại trụ sở của Bộ.
Theo ông Nam, bán hàng đa cấp hiện nay ở VN trở nên rất khó kiểm soát, nhiều biến tướng và gây không ít lo ngại cho xã hội. Vì vậy, căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Công thương xem xét trình chính phủ để hoàn thiện nghị định quản lý bán hàng đa cấp. "Tiến trình thực hiện việc này sẽ công bố việc thực hiện công khai và cập nhật trên trang web của Bộ.", ông Nam nói.
Chú thích ảnh: Bán hàng đa cấp theo mô hình Kim tự tháp sẽ bị cấm. |
"Chúng tôi đề nghị nâng mức ký quỹ đối với tổ chức kinh doanh đa cấp lên hơn gấp 5 lần so với hiện nay, yêu cầu phải ký quỹ bằng tiền mặt là 5 tỷ đồng và giấy phép phải do trực tiếp Bộ Công thương cấp mà không bởi từng địa phương như hiện nay. Mức ký quỹ 1 tỷ đồng như trước kia thông qua bảo lãnh ngân hàng hay thế chấp bằng tài sản cũng gây nhiều khó khăn khi xử lý và người tiêu dùng thường chịu thiệt" - ông Nguyễn Phương Nam, phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho hay.
Cụ thể, theo ông Nam, hiện nay chỉ có Nghị định 110/2005/NĐ-CP và Thông tư 19/2005/TT-BTM quy định về quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp nhưng cả hai văn bản trên đều bộc lộ nhiều thiếu sót, dẫn đến tình trạng bán hàng đa cấp biến tướng sang lừa đảo khá phổ biến hiện nay.
Đặc biệt, ông Nam nhấn mạnh, Bộ Công thương sẽ cấm loại hình kinh doanh đa cấp mà những người đầu tư sau phải đóng tiền để nuôi những người đầu tư trước. Với mô hình kinh doanh này, những kẻ lừa đảo sẽ dùng tiền của người đầu tư sau trả tiền cho người đầu tư trước. Theo ông Nam, bản chất của mô hình này là hàng hóa không đến tay người tiêu dùng, thu nhập chủ yếu là từ phí tham gia mạng lưới nên trước sau cũng sẽ sụp đổ. "Đó gọi là mô hình kinh doanh theo dạng kim tự tháp - một dạng lừa đảo" - ông Nam nói.
Theo thông tin của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương, từ năm 2005 đến nay, Việt Nam đã có hơn 90 doanh nghiệp đăng kí bán hàng đa cấp nhưng hiện chỉ còn 61 doanh nghiệp đang hoạt động, 30 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động và có 3 doanh nghiệp bị tước giấy phép kinh doanh.
Cũng trong chiều 30-9, Bộ Công thương công bố số liệu về công tác quản lý thị trường trong 9 tháng đầu năm 2013. Theo thống kê của Bộ này, trong 9 tháng đầu năm lực lượng quản lý thị trường cả nước đã xử lý 62 ngàn vụ vi phạm về buôn bán sản xuất hàng nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại. Tổng thu ngân sách đạt được là 240 tỷ đồng, trong đó phạt vi phạm hành chính là 157,2 tỷ, tịch thu hàng hóa và truy thu thuế là 62,8 tỷ đồng. Hai chi cục có trị giá hàng tịch thu cao là Tp.HCM (gần 60 tỷ) và Hà Nội (trên 53 tỷ).
No comments:
Post a Comment