Sở dĩ, Bộ GD-ĐT phải đề xuất hướng giải quyết việc học tập tiếp theo cho 214 SV này là vì đến nay công tác bàn giao số SV này cho các cơ sở đào tạo khác vẫn chưa được thực hiện do phát hiện nhiều sai phạm về điều kiện tuyển sinh và sau khi kiểm tra thì Bộ GD-ĐT đã phát hiện ra nhiều sai phạm khi nhà trường tuyển sinh gần cả 100 SV chưa đủ điểm sàn ngành này, nhà trường điều nhận.
Tuyển sinh dưới điểm sàn
Sau buổi làm việc với ĐH Công nghiệp TP.HCM ngày 23/2/2013, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có kết luận tại thông báo số 432/TB-BGDĐT ngày 03/4/2013 về việc bàn giao 214 SV này cho các cơ sở đào tạo có đủ điều kiện để tiếp tục đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp. Cụ thể, tại công văn số 1887/BGDĐT-GDĐH (ngày 22/3/2013), Bộ GD-ĐT đã đề nghị Trường CĐ Y tế Thanh Hóa tiếp nhận 135 SV( 95 SV hệ CĐ chính quy và 39 SV hệ CĐ liên thông chính quy) và Trường CĐ Y tế Huế tiếp nhận 80 SV hệ CĐ chính quy.
Tuy nhiên, ngay sau đó Bộ GD-ĐT đã phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng của ĐH Công nghiệp TP.HCM liên quan đến việc tuyển sinh 214 SV này. Cụ thể: trong tổng số 214 SV theo học thì chỉ có 80 SV là đủ điều kiện tuyển sinh đầu vào, còn lại có 95 SV có kết quả thi tuyển sinh năm 2010 dưới điểm sàn và 39 TS dự thi liên thông vào hệ CĐ không phải thi môn đầu vào (toán học). Đây là nguyên nhân khiến các trường trên "ngại" tiếp nhận số SV này. Trao đổi với chúng tôi Ông Lê Trọng Hùng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Y tế Thanh Hóa, thẳng thắn: "Việc tiếp nhận cũng chưa đến đâu vì chúng tôi chưa nhận được bàn giao chương trình đào tạo liên quan đến những SV này của phía ĐH Công nghiệp TP.HCM. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ nhận 39 SV hệ liên thông, còn 95 SV hệ CĐ chính quy không đạt điểm sàn thì chúng tôi sẽ không nhận".
Cũng theo ông Hùng: "Với 39 SV hệ liên thông, sau khi xem xét chương trình đào tạo, chúng tôi sẽ cho các em học thêm 6 đơn vị học trình (180 tiết) và xét điều kiện dự thi, tổ chức thi tốt nghiệp cho các em theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT".
Gần 100 SV sẽ lấy bằng trung cấp chuyên nghiệp
Trước bế tắc về công tác bàn giao, vừa qua Bộ GD-ĐT đã có thông báo số 959/TB-BGDĐT trong đó đề xuất hướng giải quyết cụ thể cho 214 SV này như sau: Đối với 39 SV hệ liên thông, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cần trao đổi, thảo luận với Trường CĐ Y tế Thanh Hóa để cùng rà soát quá trình đào tạo, thống nhất chương trình đào tạo tiếp theo và tổ chức thi bổ sung môn thi đầu vào còn thiếu (môn Toán học).
Với 80 SV đã đảm bảo điều kiện tuyển sinh, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM liên hệ và bàn giao cho các cơ sở đủ điều kiện đào tạo hệ Cao đẳng ngành Điều dưỡng (CĐ Y tế Huế, CĐ Y tế Đồng Nai, CĐ Y tế Thanh Hóa hoặc các cơ sở khác đủ điều kiện theo nguyện vọng sinh viên để thực hiện việc đào tạo tiếp theo và cấp bằng tốt nghiệp. Riêng với 95 SV đang theo học chương trình cao đẳng Điều dưỡng nhưng có kết quả thi tuyển sinh năm 2010 dưới sàn thì ĐH Công nghiệp TP.HCM sẽ rà soát quá trình đào tạo và cấp bằng trung cấp chuyên nghiệp khi các em đáp ứng yêu cầu của chương trình. Sau đó, nếu có nhu cầu các em có thể thi liên thông lên trình độ cao đẳng theo quy định tại thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT. Trong khi đó trao đổi với chúng tôi PGS .TS Nguyễn Đức Minh - Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM cho biết "trong số 95 sinh viên dưới điểm sàn thì chuyển qua lấy bằng trung cấp thì có 9 SV đã rút lại học phí". Cũng theo ông Minh khi mới lên tiếp quản thì chúng tôi ròa soát thì phát hiện ra việc trước kia ngành điều dưỡng của nhà trường chưa xin phép Bộ GD-ĐT để mở ngành.
Hàng loạt sai phạm tại ĐH Công nghiệp TP.HCM
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản kết luận và đưa ra hướng xử lý về những sai phạm trong tuyển sinh, liên kết đào tạo của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.
Theo đó, việc tuyển sinh và tổ chức đào tạo trình độ ĐH-CĐ chính quy của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM tại các cơ sở như: Đồng Nai, Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Ngãi, Nghệ An là không đúng quy định khi chưa được phép của Bộ GD-ĐT.
Đặc biệt, nhiêm trọng hơn trường này đào tạo liên thông từ CĐ nghề lên ĐH chưa được phép của Bộ GD-ĐT. Và đào tạo " lén lút" ngành điều dưỡng từ năm 2011 đến nay cũng chưa được có phép.
Về đào tạo liên kết với các trường ĐH như ĐH Thành Đô, ĐH Nguyễn Tất Thành... cũng chưa được phép bộ GD-ĐT.
Trước hàng loạt sai phạm trên, Bộ GD-ĐT yêu cầu Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM phải dừng ngay việc tuyển sinh ngoài cơ sở chính trong năm 2013 và có giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo đối với các khóa đang đào tạo ngoài cơ sở này. Đồng thơi chấm dứt tuyển sinh liên thông từ CĐ Nghề lên ĐH năm 2013, dừng đào tạo ngành điều dưỡng.
Bộ GD-ĐT cũng đề nghị Bộ Công thương phối hợp cùng Bộ GD-ĐT để quản lý các hoạt động đào tạo của trường, đồng thời nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý kỷ luật đối với những cá nhân, tập thể có liên quan đến những sai phạm nêu trên.
No comments:
Post a Comment