Monday, September 30, 2013

Đến lượt bạch tuộc bị nghi làm giả

Chiều 28-9, anh Võ Văn Hưởng, ngụ ấp Phú Nghị, xã Hòa Lợi, huyện Bến Cát đã mang theo hơn 1 kg bạch tuộc tươi sống đến Báo Bình Dương với tâm trạng bức xúc.
Anh Hải, một người có kinh nghiệm trong việc mua bán hải sản ở phường Phú Hòa, TP.TDM cho biết, bây giờ người dân thỉnh thoảng vẫn bị mua nhầm loại bạch tuộc tươi sống bị làm giả.

Theo anh Hưởng cho biết, sáng cùng ngày anh về thăm bố mẹ ở khu phố 7, phường Phú Thọ, TP.TDM thì được bạn là anh Tô Văn Tú (hiện đang làm quản lý tại một khách sạn ở phường Phú Thọ) tặng 2 kg bạch tuộc và bảo rằng mới mua từ chợ Thủ Dầu Một nên anh Hưởng liền chế biến để ăn. Tuy nhiên, khi dùng dao cắt bạch tuộc thì phát hiện có dấu hiệu khác thường, bởi chúng rất dai, đưa lên mũi ngửi cũng không thấy có mùi tanh như loài bạch tuộc thông thường. Sau đó, anh cắt bạch tuộc để nướng cũng không thấy có mùi vị gì cả, chỉ co nhúm lại như một cục mủ cao su. Anh Hưởng đem hết số bạch tuộc này để gần đống rác nhưng cũng không có một con ruồi nào đến đậu.
Bạch tuộc giả
Bạch tuộc giả
Nghi ngờ đây là bạch tuộc được làm giả nên anh Hưởng đã nhờ nhiều người nội trợ, người chuyên buôn bán hải sản tươi sống xem giúp thì đều nhận được câu trả lời "bạch tuộc giả". Còn việc nó được sản xuất từ đâu, làm bằng chất liệu gì không ai biết được. Anh Hưởng cho biết, "đây không phải lần đầu gia đình tôi phát hiện hàng hải sản được làm giả. Cách đây không lâu, người nhà của tôi cũng đã mua nhầm nhiều kg mực khô, sau khi ăn vào mới phát hiện là giả".

Anh Hải, một người có kinh nghiệm trong việc mua bán hải sản ở phường Phú Hòa, TP.TDM cho biết, bây giờ người dân thỉnh thoảng vẫn bị mua nhầm loại bạch tuộc tươi sống bị làm giả. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ sẽ dễ dàng nhận biết, chúng có màu xám trắng, nhợt nhạt như hàng bị ươn. Hơn nữa, phần thân của bạch tuộc lép mỏng và không rõ hình dáng. Râu của bạch tuộc giả rất dài mà mềm nhũn... Qua những thông tin mà anh Hưởng, anh Hải đã cung cấp, khi chọn mua loại bạch tuộc tươi sống bà con cần xem xét kỹ, tránh mua nhầm mặt hàng này. Hơn nữa, khi phát hiện người bán, bà con phải báo cho cơ quan chức năng gần nhất để kịp thời xử lý.

Rác nổi lập lờ trong bia chai Hà Nội

Uống gần hết két bia chai Hà Nội, bạn bè và gia đình anh Nguyễn Thái Hòa ngụ tại tổ 49 khu 11 Thanh Miếu Việt Trì (Phú Thọ) đột nhiên phát hiện ra trong két xuất hiện chai bia có dị vật lạ...
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Thái Hòa bức xúc: "Ngày 28/8 khi tôi mua 1 két bia chai Hà Nội ở đại lý Minh Hường địa chỉ 761 đường Hùng Vương (TP Việt Trì) về nhà uống cùng gia đình với mấy người bạn. Trong lúc đang dùng gần hết két bia, thì tôi giật mình phát hiện ra trong chai bia tôi lấy ra có dị vật.
Cận cảnh chai bia Hà Nội có vật thể lạ ở bên trong khiến người dân hoang mang về cả tinh thần lẫn sức khỏe.
Tất cả mọi người trong gia đình cùng bạn bè tôi cầm chai lên quan sát, nhìn đi nhìn lại bên trong chai bia Hà Nội thì thấy dị vật bên trong là một cái gì đó giống vỏ kẹo, để chắc chắn hơn tôi đã kiểm tra cổ chai thì thấy nắp chai bia vẫn còn nguyên tem không có hiện tượng đã mở, trên nhãn chai có in thương hiệu Quốc gia Bia Hà Nội sản phẩm của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, địa chỉ 183 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình (Hà Nội), ngày sản xuất 260813-65380659, mã vạch 8936000440015".

Anh Hòa đưa chai bia cho chị Nguyễn Thị Thu Quyên một trong những người bạn được mời đến ăn cơm cùng gia đình, ngụ tại khu tập thể Nhà máy giấy. Ngắm đi ngắm lại một lúc, chị Quyên nói: Đây không phải là vỏ kẹo mà là vỏ thuốc chống ẩm mốc cho quần áo của Trung Quốc dạng viên tại chợ hay bán.

Anh Hòa bức xúc: Bia Hà Nội là một thương hiệu nổi tiếng trên cả nước, nhưng không hiểu sao lại làm ăn kiểu "bát nháo" đến thế?.

Ngay sau đó anh gọi đến chi nhánh bia Hà Nội tại Phú Thọ cho một người tên là Hồng. Anh Hồng có cử nhân viên xuống kiểm tra và chụp hình rồi mang đi giám định, rồi sau đó họ hẹn chúng tôi chờ cấp trên đến để xử lý. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ chúng tôi vẫn chưa có hồi âm lại từ phía Bia Hà Nội.

VIB bị tố làm mất tiền tỷ của khách

Ngày 30/9, nguồn tin từ Cục CSĐT tội phạm kinh tế và chức vụ (C46, Bộ Công an) cho biết đang thụ lý vụ Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) bị tố cáo để mất tiền tỷ của khách gửi tiết kiệm.


Theo đơn thư gửi cơ quan chức năng, bà Tr.Th.H. (ở quận 7, TPHCM), gửi tiết kiệm 1,4 tỷ đồng tại chi nhánh VIB quận 11 từ ngày 14/8/2012. Tháng 11/2012, bà H. đến chi nhánh VIB ở đường Ngô Đức Kế quận 1 để giao dịch thì phát hiện tài khoản ở con số 0.

Phát hiện số tiền của mình "không cánh mà bay" vì bà chưa hề rút số tiền ấy bao giờ, đồng thời trong sổ gửi tiết kiệm cũng không thể hiện bất kỳ giao dịch nào, bà H. liên lạc đến những người có nhiệm vụ ở VIB để giải quyết.

Đến ngày 5/12/2012, Phó Giám đốc Ngân hàng bán lẻ VIB, chi nhánh quận 11 Bùi Đức Quốc xác nhận có sự sai lệch giữa số tiền trong sổ gửi tiết kiệm nói trên với tài khoản trong hệ thống của VIB.

Nội dung văn bản còn cho biết, sau khi kiểm tra, bước đầu cho thấy có một số chứng từ rút tiền tại VIB có chữ ký của bà H. nhưng bà H. xác nhận chưa từng ký; để xác minh sự việc, VIB đã gửi công văn đến CQĐT và sẽ có thông báo cuối cùng sau khi hoàn tất vụ việc; trong khi chờ kết quả, VIB sẽ trả số tiền gốc trong sổ tiết kiệm cho bà H.

Thế nhưng, theo bà H., đã gần một năm trôi qua vụ việc vẫn không được VIB giải quyết, trong khi vợ chồng bà đang rất cần số tiền trên để chữa bệnh

Công trình trên 2.500m2 phải dùng năng lượng hiệu quả

Tất cả văn phòng, khách sạn, bệnh viện, trường học, Trung tâm thương mại, chung cư phải tuân thủ quy định này.

Các công trình xây dựng mới hoặc cải tạo lại từ ngày 15/11/2013 phải chấp hành quy định này.

Theo đó, các công trình dân dụng (văn phòng, khách sạn, bệnh viện, trường học, thương mại, dịch vụ, chung cư) có tổng diện tích sàn từ 2500 m 2 trở lên bắt buộc phải tuân thủ quy định những yêu cầu kỹ thuật về sử dụng năng lượng hiệu quả khi thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo (ngoại trừ lớp vỏ của các không gian làm kho chứa hoặc nhà kho không sử dụng điều hoà).

Cụ thể, lớp vỏ công trình phải được thiết kế và xây dựng nhằm đảm bảo thông thoáng tự nhiên khi các điều kiện khí hậu bên ngoài cho phép; đủ khả năng cách nhiệt và giảm thiểu gió lạnh; đủ khả năng chiếu sáng tự nhiên dưới các điều kiện cho phép thông thường, đồng thời giảm thiểu bức xạ mặt trời xâm nhập vào bên trong công trình; chủ đầu tư phải lựa chọn các vật liệu thích hợp làm tăng hiệu suất năng lượng cho công trình.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2013 và thay thế Quyết định số 40/2005/TT-BXD ngày 17/11/2005 về việc ban hành QCXDVN 09:2005 "Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Các công trình xây dựng năng lượng có hiệu quả".

Lương tối thiểu chưa đủ sống, Bộ Tài chính vẫn 'đòi' giảm

Trong hàng loạt giải pháp về khắc phục tình trạng hụt thu ngân sách năm nay, Bộ Tài chính đã đề nghị năm tới, có thể giảm 100.000 tiền lương tối thiểu.
Nối tiếp những ý kiến "chê" phản cảm của nhiều thành viên Chính phủ, các chuyên gia kinh tế lên tiếng khẳng định, Bộ Tài chính đang "tiếp cận" vấn đề sai so với chủ trương hiện nay.

Giảm lương tăng khó khăn

TS Vũ Đình Ánh nói ngay: "Đề xuất giảm lương là không hợp lý ở nhiều góc độ, cả về về cơ cấu thu chi ngân sách và góc độ nền kinh tế đang khó khăn".

Ông phân tích: "Giảm lương chính là giảm thu nhập của người dân. Ngân sách hụt thu là do các doanh nghiệp khó khăn, do sức mua yếu, hàng tồn kho lớn".

"Nếu chúng ta đi "siết" tiền lương thì sức tiêu thụ giảm, DN càng yếu hơn. Giảm lương sẽ không giải quyết được vấn đề giải phóng hàng tồn kho, là đi ngược lại với các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế", ông Ánh nhấn mạnh.

Theo ông, gắn với các diễn biến vĩ mô, lương tối thiểu chỉ có xu hướng tăng, vấn đề đặt ra là tăng bao nhiêu, khi nào tăng thôi chứ không thể đặt vấn đề giảm lương đi.

TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ĐB Quốc hội cũng nhìn nhận: "Đề nghị giảm lương vừa không đúng về lý thuyết và cả thực tiễn!"

Người lao động tần ngần trước đồng lương ít ỏi.
Ông nói: "Phần lớn, những người lao động có thu nhập thấp, ngoài mức lương cơ bản, họ không có thêm thu nhập gì. Do đó, 100.000 đồng đối với họ sẽ là mức giảm đáng kể. Nếu giảm đi là đánh vào phần lớn những người có thu nhập thấp".

"Giảm lương thì kết quả kinh tế thu lại không được bao nhiêu mà lại làm triệt tiêu động lực của người lao động. Giảm lương sẽ dẫn đến thiếu lòng tin, tạo ra sự không công bằng trong xã hội. Đề xuất đó không khả thi. Nếu thực hiên thì lợi ít hại nhiều," vị chuyên gia này bày tỏ.

Ông bình luận thêm: "Động lực để người lao động chấp nhận khó khăn để đóng góp chính là chế độ đãi ngộ. Trong lúc đời sống khó khăn thế này, giá cả tăng lên, lương không tăng lên được thì không bao giờ được đặt ra vấn đề giảm lương".

Trước đây, Bộ Tài chính chỉ xin giãn lộ trình tăng lương như một giải pháp "đỡ" cho gánh lo ngân sách hàng năm. Năm nay, theo lộ trình, đáng lẽ lương tối thiểu đã tăng lên 1,3 triệu đồng từ 1/5/2013. Nhưng sau đó, vì gánh lo ngân sách của Bộ Tài chính, thời điểm tăng lương đã được rời lại 2 tháng, tới 1/7/2013 và mức tăng chỉ còn 100.000 đồng, thay vì tăng 250.000. Mức lương tối thiểu chỉ còn là 1,050 triệu đồng/tháng. Tổng kinh phí cho lương đã chỉ còn 20.700 tỷ đồng, thay vì mức 60.000 tỷ đồng như kế hoạch ban đầu.

Lần này, đề xuất giảm mức tănglương lại được đưa ra ngay khi Bộ LĐ-TB-XH đã tính toán việc tăng lương tối thiểu năm 2014.

Theo dự thảo trình Chính phủ, Bộ này đang đề xuất mức lương cao nhất đối với doanh nghiệp tăng lên cao nhất 2,7 triệu đồng/tháng. Mức lương tối thiểu sẽ chỉ tăng từ 250.000 - 400.000 đồng/tháng. Đây cũng là phương án cuối, đã điều chỉnh thấp hơn so với mức đề xuất của Hội đồng tiền lương quốc gia và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Quan trọng là chống lãng phí

Động thái của Bộ Tài chính cho thấy dường như, Bộ này đang "bế tắc" với bài toán ngân sách. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, dư địa cho việc đảm bảo cân đối thu chi không phải đã hết.

TS Vũ Đình Ánh nhận xét, doanh nghiệp - chủ thể lớn nhất nộp ngân sách mà khó khăn thì chuyện ngân sách hụt thu là chuyện phải lường trước được. Vì vậy, phải làm sao ccải thiện tình hình của DN, các DN phải hoạt động được thì mới có cái nộp ngân sách".

Bên cạnh đó, khi thu không được như ý thì cần phải cắt giảm chi đi. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta thực hiện tái cơ cấu đầu tư công thì phải xem xét, giảm chi đầu tư đi, TS Vũ Đình Ánh nói.

TS Cao Sĩ Kiêm nói: "Muốn giải quyết khó khăn thu chi, cần phải chống lãng phí, chống dàn trải ở nhiều lĩnh vực hiện nay, như chi tiêu hành chính, chi đầu tư. Có rất nhiều nôi dung có thể tiết kiệm được, như giảm mua sắm hành chính, giảm lễ hội..., những thứ không cần thiết thì phải giảm ngay".

"Thứ hai, phải tận thu những người có thu nhập cao mà trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế. Thứ ba là phải chống tiêu cực trong việc nộp thuế", Ts Kiêm nhấn mạnh.

Lương tối thiểu chưa đủ sống, Bộ Tài chính vẫn

Giá cả ngày càng leo thang, cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn.

Ông nói rằng nếu làm tích cực những vấn đề này chỉ cần vài %, sẽ có tác dụng hơn nhiều so với lựa chọn giảm lương của người lao động. Thêm nữa, chúng ta có thể tăng thu bằng nhiều cách khác, như bán những tài sản nhà nước đang để không lãng phí, lấy tiền bù đắp lại phần hụt thu.

TS Trần Du Lịch trước đây cũng không đồng tình với việc hoãn lương của Bộ Tài chính. Khi đó, trao đổi với báo chí, ông cũng đã nhấn mạnh, cần cắt giảm các khoản chi không cần thiết. Chi ngoài lương còn nhiều khoản vô tội vạ.

"Chúng ta đã sáp nhập các bộ, tổng cục, nhưng thực tế nhiều nơi bộ máy vẫn phình to ra, vẫn có những trường hợp không làm gì vẫn được hưởng lương và tăng lương đều đặn. Nếu cứ như vậy thì rõ ràng tăng lương không hiệu quả, sẽ gây ra những tác dụng tiêu cực... Vì thế, đồng thời với tăng lương là phải nâng hiệu quả hoạt động, tinh giản bộ máy, xem lại những chức năng không cần thiết", ông cho biết.

Giải mã tin đồn 'rắn lạ' cưỡng bức thiếu phụ chết thảm

Nhiều ngày vừa qua, câu chuyện về ngôi miếu thờ rắn thần ở làng Xoài thuộc thôn 5 bỗng dưng nhốn nháo, đồn thổi thành rắn "báo oán"...
Cả mâm nhậu mất mạng sau cuộc chè chén xơi thịt rắn

Câu chuyện khởi nguồn vào tháng 7/2012 (âm lịch). Lúc này, người dân thôn 5 tiến hành khởi công xây dựng ngôi miếu thờ thần rắn trên phần đất đồi vốn là ngôi đình của làng. Lý do xây dựng miếu "căn cứ" vào những cái chết "kỳ lạ" liên tục xảy ra ở làng Xoài và người dân cho rằng "thần rắn" về báo oán trước đó.

Cái chết bất thường ông Nguyễn Hữu Sơn (SN 1957, thôn 5, xã Hòa Khương) được nhắc đến đầu tiên. Một buổi chiều, sau khi làm việc về, ông Sơn nhận lời mời của ông bạn xóm trên tổ chức nhậu nên ghé lại. Người này bắt được một con rắn to, đã thịt sẵn làm mồi. Uống vài ly xã giao, ông khước từ để về nhà ăn cơm cùng gia đình. Thế nhưng, một lúc sau, đám bạn nhận được tin ông tử nạn. Đến nơi, ai nấy phải "vò đầu bứt tai" không hiểu ông Sơn đi đứng kiều gì, đường trống trơn lại tự ngã chết ngay vệ đường.

Chừng ít ngày sau, người dân lại bàng hoàng nghe tin anh Trần Hữu Thau (SN 1970), cán bộ đang làm việc tại kho hóa chất mỏ (đóng tại Hòa Khương) đang thanh niên trai tráng khỏe mạnh, bỗng dưng lăn đùng ra ốm. Gia đình chạy chữa khắp nơi, từ Tây y, Đông y, "thầy bà" cũng có tham gia bữa nhậu thịt rắn cùng chú.

Tuy nhiên, liên tiếp 2 cái chết cũng chưa khiến dư luận bàn tán nếu không có sự "ra đi" được xem "quái lạ" nhất của anh Trần Ngọc Thu (SN 1963). Anh Thu chính là chủ của bữa thịt rắn thịnh soạn, mời nhiều người đến nhậu trước đó. Theo lời kể của người dân, anh Thu có một trang trại chăn nuôi gà. Thế nhưng, không hiểu lý do gì, số lượng gà cứ ngày một hao hụt. Sau nhiều này "mai phục", anh cũng phát hiện ra "kẻ trộm" là một cặp rắn lớn. Cả hai con, bò song song tiến vào chuồng gà, chui rúc rất đều nhau đến phía "con mồi". Lúc này, anh Thu thủ sẵn một con dao rựa, gậy quật đánh. Tuy nhiên, anh chỉ giết chết được một con, con còn lại nhỏ hơn một chút trườn chạy mất. Qua hôm sau, anh gọi số thanh niên trai tráng trong làng đến "khoe" chiến lợi phẩm", đồng thời rủ nhau thịt rắn làm mồi nhậu. Ban đầu, nhiều người thấy con rắn có hình thù kỳ dị, to, đen nhánh, trên đầu có vảy giống như chiếc sừng... nên lo sợ rắn lạ, khuyên mang chôn hoặc vứt bỏ nếu không "sẽ bị trả thù". Nhưng anh Thu còn bỏ ngoài tai, còn cười cho rằng "mê tín quá".
Sau cái chết của những người thịt rắn, người dân "không còn "bán tín, bán nghi" chi nữa, "chắc chắn mấy đứa ăn phải thịt rắn thần, bị "báo oán" rồi".
Sau cuộc nhậu "quắc cần câu", nhiều lần anh Thu bị nôn ra máu, gia đình phải đưa đi đến Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cấp cứu. Điều lạ, đang nằm điều trị tại bệnh viện, bỗng dưng anh mất tích đâu không rõ. Nhiều ngày sau, người dân thôn 5 nhận được tin báo, phát hiện xác chết anh Thu trôi trên ở gần cầu Đỏ, xã Hòa Châu (cũng thuộc huyện Hòa Vang, nhưng nằm một hướng khác). Từ đó, người dân "không còn "bán tín, bán nghi" chi nữa, "chắc chắn mấy đứa ăn phải thịt rắn thần, bị "báo oán" rồi".

Sau đó, những người còn lại trong buổi tiệc rắn cũng tự nhiên đổ bệnh, ốm yếu, dặt dẹo đến lạ kỳ. Ngoài ra, "bên lề" bàn nhậu, câu chuyện ly kỳ về trường hợp chị Trần Thị Hiền (SN 1968, cũng trú thôn 5), cũng thường xuyên được nói đến. Giữa trưa hè năm 2012, chị Hiền ra ruộng hái rau bỗng lên cơn co giật, sau đó chị cởi hết áo quần, rồi cứ thế nằm giữa đồng mê man. Người dân ngồi lục lại trí nhớ, mới hay, chị Hiền dù không nhậu nhưng có ngồi xem đám thanh niên làm thịt rắn. Vì thế nên chị mới bị rắn thần về... cưỡng bức mà chết tức tưởi.

Không chỉ những người tham gia bữa tiệc rắn tại nhà anh Thu mới bị "chết lạ". Câu chuyện về cái chết của ông Bốn Tấn (trú thôn 5 nhưng đầu làng Xoài) lại hoàn toàn khác lạ, nhưng cũng được người mê tín dị doan đưa vào "danh sách" liên quan đến rắn. Ông Tấn có anh con trai tên Sĩ (ở cuối làng Xoài, thôn 5). Vào khoảng giữa năm 2012, anh Sĩ phát hiện nhà mình xuất hiện một con rắn to, đen dài, thường xuyên đến bắt gà. Sợ hãi, anh cho ba mình biết. Ông Thời khi đó được con gái chở đến "xử lý". Ban đầu, ông Tấn thắp nhang khấn vái, khấn đến lần thứ 3 mà con rắn vẫn không chạy đi, ông mới lấy dây điện chích vào xua đuổi. Con rắn từ đó cũng thôi không quay lại được. Ba tháng sau, ông đột ngột qua đời. Và người dân nhanh chóng lý giải, ông bị "thần rắn" "báo oán" tội "chích điện".

Đi tìm lời giải "rắn thần báo oán"

Lo sợ, những người mê tín quyên tiền xây dựng lại miếu thần rắn ở làng Xoài. Một thời gian sau, chính quyền xã Hòa Khương biết được nên cho dân quân đến cưỡng chế ngừng xây dựng với lý do công trình chưa được cấp phép. Còn những người liên quan đến việc xây dựng miếu được mời lên UBND xã tuyên truyền, giáo dục về việc không được lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi trái phép. Ngoài ra, đối tượng khởi xướng còn bị phạt hành chính 2 triệu đồng.

Vậy mà câu chuyện về cặp "vợ chồng rắn thần" đi ăn mồi, bị người dân làng Xoài "chia lìa", giết một con, khiến chúng uất hận, kéo về "báo oán" gây nên một loạt cái chết thương tâm... vẫn rỉ rả không thôi trong dư luận. Đặc biệt những ngày qua, xen lẫn với chuyện miếu thần rắn bị đình chỉ xây dựng, người mê tín cũng "xâu chuỗi" lại những cái chết được cho là "kỳ lạ" trong làng Xoài để bàn tán không ngớt. Một đồn mười, mười đồn trăm. Có nhà, ban đêm không giám ra ngoài vì sợ "báo oán" và gần như cả làng đều không dám ăn thịt rắn.

Nhóm phóng viên đã tìm gặp các nhân chứng trong cuộc để lý giải sự việc. Ngược lại với những thông tin đang xôn xao bên ngoài, gia đình của nạn nhân Bốn Tấn cho biết, chồng bà có gí điện xua rắn đi thật, nhưng cái chết của chồng bà thì hoàn toàn không liên quan đến con rắn nào hết. Ông Tấn có tiền sử bệnh tim. Sau một thời gian dài điều trị căn bệnh hở van tim nên ông vẫn không qua khỏi. Lý giải về những cái chết khác hay điên dại liên quan đến "bữa nhậu nhà anh Thu", bà vợ ông Tấn đáp họ đều chết trẻ, nguyên nhân cái chết của họ có phần kỳ lạ. Nhưng bà khẳng định: " Họ chết chắc không phải do "rắn thần", mà có thể vì bệnh tật hoặc tai nạn. Bởi chẳng có rắn thần, rắn thánh nào lại đi bắt gà. Thần thánh người ta đạo mạo kia mà, còn đã bắt gà, làm thiệt hại tài sản, thậm chí tính mạng cỉa mình thì giết, xua đi cũng bình thường thôi".

Tiếp tục mang những câu chuyện trên trao đổi với đại diện chính quyền, ông Nguyễn Văn Vân, Bí thư Đảng Ủy, Chủ tịch UBND xã Hòa Khương cho biết, vào rằm tháng 7 năm ngoái, một số đối tượng xấu lợi dụng sự mê tín của người dân, rồi mượn những cái chết nơi đây, để dựng thành câu chuyện "rắn thần báo oán". Các đối tượng đơm đặt chuyện, gây mất tình hình anh ninh trật tự tại địa phương, rồi cố tình quyên tiền, dựng miếu thờ trên khu đất ở giữa chân núi Hố Trâm, Hố Giữa, ngay sát nghĩa địa thuộc thôn 5 để trục lợi. Lý giải vì sao nơi đây nhiều rắn, ông Vân cho biết, ngoài yếu tố gần núi, tuyến đường chạy qua thôn 5 lại dẫn vào khu du lịch sinh thái suối nước nóng Đồng Xanh, Đồng Nghệ nối với tuyến QL 14B nên thường xuyên đón những kẻ buôn bán động vật hoang dã lưu thông từ các huyện miền núi Quảng Nam xuống. Khi gặp phải sự kiểm tra gắt gao của lực lượng kiểm lâm, một số đối tượng đã tẩu tán tang vật, nhất là rắn, ra dọc khu vực này, nên thi thoảng người dân bắt gặp nhiều rắn.

Đối với những cái chết ở làng Xoài, ông Vân lý giải cặn kẽ, chuyện bắt được rắn và làm thịt là có thật. Tuy nhiên, qua điều tra của cơ quan chức năng, được biết, trước thời gian ăn nhậu thịt rắn, ông Thu có tiền sử bệnh tâm thần. Sau này, khi nghe đến cái chết của ông Sơn, rồi thêm câu chuyện "rắn thần" nữa, quá lo sợ, căng thẳng thần kinh mà bệnh cũ của ông tái phát. Sau khi vào bệnh viện, ông Thu đã bỏ trốn, rồi đi lang thang dọc QL 1A, khi đến đoạn cầu Đỏ, có người nhìn thấy ông lội xuống tắm rồi bị nước cuốn. Về cái chết của ông Sơn đã rõ ràng do tai nạn giao thông. Lúc nhậu say, không làm chủ được tốc độ, ông Sơn ngã té chấn thương sọ não dẫn đến tử vong. Còn anh Trần Hữu Thau chết do bị ung thư, bà Lê Thị Hiền chết do có tiền sử động kinh và bệnh tim bẩm sinh. Vì những sự trùng hợp ngẫu nhiên mà người mê tín dị đoan tin vào chuyện ly kỳ như trên.

Vị Bí thư xã dẫn chứng, trong bữa tiệc nhà anh Thu, còn có anh Nguyễn Văn Sanh, hiện vẫn sống, làm việc bình thường ở ngay thôn 5. Ông Vân khẳng định, như vậy, việc thịt rắn rồi bị "rắn thần báo oán" hoàn toàn không có cơ sở. Tuy nhiên, cũng không thể vì thế mà người dân thoải mái bắt rắn, chính quyền xã Hòa Khương đã nhiều lần thông báo căm săn bắn động vật hoang dã, trong đó có rắn. Qua một cuộc trao đổi này, ông Vân cũng mong muốn báo chí đưa thông tin chính xác về vụ việc để dư luận, giúp người dân hiểu biết hơn, không để kẻ xấu tiếp tục lợi dụng.

Đại gia dùng trầm hương chiêu tài dẫn lộc

Giới lắm tiền nhiều của đang rộ mốt sử dụng trang sức trầm hương, đồ mỹ nghệ làm từ trầm hương để khẳng định đẳng cấp, vừa chiêu tài dẫn lộc, vừa giúp chủ nhân quan hệ rộng rãi, mà có thể trừ tà ma.
Trầm hương là món hàng mà nhiều người khẳng định "quý hơn vàng". Cũng bởi thế, khi điều kiện kinh tế khá giả- "phú quý sinh lễ nghĩa", nhiều người lại chọn thú chơi trầm hương để thể hiện "đẳng cấp".

Thú chơi "quý tộc"

Thời gian gần đây, trang sức được làm từ trầm hương đang trở thành "mốt" của dân sành chơi lắm tiền nhiều của. Trên các trang mạng, đồ trang sức được làm từ trầm hương rao bán khá phổ biến. Nhấp chuột vào trang shophangla.net, đủ loại trang sức bằng trầm hương hiển hiện, từ vòng tay, vòng cổ đến tràng hạt cho người tu hành... Vòng tay trầm hương có giá từ 2,4- 3 triệu đồng/chiếc, vòng được làm từ trầm loại 1 có giá cao hơn gấp nhiều lần. Đặc biệt, có những người "chịu chơi" còn đặt hàng theo ý mình tại các doanh nghiệp nổi tiếng bán đồ này, với giá lên tới vài nghìn đô.

Theo quảng cáo của anh Phong (số điện thoại 0167933xxxx), chủ một cơ sở chuyên bán các đồ trang sức bằng trầm hương ở đường Nguyễn Thượng Hiền- Cẩm Lệ (TP. Đà Nẵng), trang sức làm bằng trầm hương là biểu hiện cho sự phồn vinh, vừa chiêu tài dẫn lộc, vừa giúp chủ nhân quan hệ rộng rãi, mà có thể trừ tà ma?!. "Nhìn vào trang sức trên cơ thể có thể phân biệt được người sử dụng giàu hay nghèo. Thường thì, người giàu có mới đủ điều kiện sở hữu trang sức làm từ trầm hương", anh Phong nói.
Vòng trầm hương là một trong những sản phẩm được ưa chuộng.
Anh Nguyễn Văn Hồng (Xuân Đỉnh, Hà Nội) hiện đang sở hữu một bộ sưu tập các sản phẩm mỹ nghệ được chế tác từ trầm hương, khiến bất kỳ ai khi được chiêm ngưỡng cũng phải nể phục. Giá của những sản phẩm này cũng khá đắt đỏ. Trong bộ sưu tập của mình, anh Hồng tâm đắc nhất với bức tượng Phật được điêu khắc từ trầm hương và chiếc vòng tay làm bằng trầm.

Bức tượng Phật làm từ trầm mà anh Hồng đang sở hữu được "định giá" 15 nghìn USD, còn chiếc vòng tay làm từ trầm là hàng "thửa" từ trầm hương loại một có giá hơn chục triệu đồng. Không những thế, anh Hồng cũng là người khá duy tâm, nên theo quan niệm của anh, việc sử dụng trầm hương trong nhà là để trừ tà ma, mang lại vượng khí, chiêu tài, cầu lộc?.

Đại gia dùng trầm hương chiêu tài dẫn lộc

Bức tượng phật được điêu khắc từ trầm hương của anh Hồng.

Anh Hồng dẫn chuyện, nếu như trước đây, trầm hương được coi là vật quý, chỉ để cống nạp cho các bậc đế vương, thì ngày nay nhờ khoa học kỹ thuật phát triển, trầm hương được sử dụng làm chất định hương cho mỹ phẩm hảo hạng, làm được dược liệu chữa những căn bệnh hiểm nghèo... Vì thế, trầm hương luôn có giá "trên trời". Tuy nhiên, giá trầm hương loại 7, loại 8 - "hàng chợ" thì chỉ được xem là bình thường.

Anh Hồng bộc bạch: "Tôi đã sang Trung Đông một vài lần. Những chuyến đi đó, tôi được người dân bản địa giới thiệu rất nhiều về các sản phẩm mỹ nghệ làm từ trầm hương như: Tượng phật, vòng tay, tràng hạt... Đặc biệt, trong những chuyến đi đó, tôi đã biết được tín ngưỡng của họ về những sản phẩm từ trầm. Họ tin vào khả năng trừ tà khí của trầm hương, nên công nhân, kỹ sư trong các hầm mỏ... đều sử dụng tinh dầu trầm. Với người Trung Đông, trầm hương là thứ thông dụng, dùng hàng ngày. Họ thường sử dụng trầm hương loại 6, 7 giá vài USD đến vài chục USD một lít".

Anh Hồng cũng cho biết, thị trường Nhật Bản có một thời rộ lên phong trào dùng rượu ngâm với kỳ nam, mà người Nhật gọi là kỳ nam tửu, và dùng bột kỳ nam tẩm ướp gà để nướng ăn, gọi là kỳ nam kê. Thế nhưng ít ai có thể ngờ được rằng, kỳ nam lại đắt khủng khiếp như vậy?! Thị trường châu Âu dùng trầm hương trong công nghệ sản xuất mỹ phẩm, đặc biệt là nước hoa.

Trong những lọ nước hoa đắt tiền của Pháp không thể thiếu trầm hương. Trầm hương được nhiều quốc gia trên thế giới chọn làm nguyên liệu cho công nghệ chế biến nước hoa, mỹ phẩm và dược liệu với giá thành rất cao. Giá trầm hương loại 1 trên thế giới từ 6.000 - 6.500 USD/kg, giá tinh dầu trầm khoảng 9.000USD/lít.

Đắt đỏ đồ mỹ nghệ từ trầm hương

Theo tìm hiểu, những người thích sưu tập các sản phẩm được làm từ trầm hương đều là người giàu có. Đặc biệt, các sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc... được giới sành chơi ưa chuộng. Trên thị trường có rất nhiều loại trầm hương nên giá thành cũng rất phong phú. Hầu hết các sản phẩm về trầm hương đều được xuất khẩu đi Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia,...

Trò chuyện với PV, anh Hồng bật mí, trên thế giới, giá bán cao nhất 1 kg trầm hương có thể lên tới 160 triệu đồng, còn giá 1 kg kỳ nam thì lên đến mức 7 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo anh Hồng, hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện một số loại trầm nhân tạo, có giá thành thấp, khoảng 3 triệu đồng/kg, còn với những loại trầm chất lượng trung bình thì giá bán khoảng 20 triệu đồng/kg, chất lượng loại 1 thì có thể giá bán lên hơn 40 triệu đồng/kg...

Đại gia dùng trầm hương chiêu tài dẫn lộc

Các sản phẩm mỹ nghệ từ trầm hương được rao bán đắt đỏ.

Theo TS.Trần Hợp- Chủ tịch hội Trầm hương Việt Nam, thông thường người ta làm trầm hương nhân tạo bằng cách làm cho cây dó bầu bị thương, như khoan sâu vào thân cây, lấy mảnh thép găm sâu vào thân cây và tiêm vào đó một hỗn hợp hóa học kích thích tạo trầm. Trong khoảng từ 4 năm trở lên, khi nước mưa thấm vào hòa với nhựa của cây, từ đó sẽ kết trầm. Thực tế, đã có nhiều nông dân tự làm được các sản phẩm có nguyên liệu từ trầm hương.

Theo tìm hiểu của PV, cách đây vài năm, trong khi đa phần trầm hương trên thị trường là trầm nhân tạo thì các quy định cho đầu ra sản phẩm này lại rất hạn chế. Các doanh nghiệp khi bán trầm hương (trong và ngoài nước) phải theo con đường "tiểu ngạch" để được miễn thuế. Lý do là trầm hương nhân tạo bị đánh đồng với trầm hương tự nhiên vốn là hàng quốc cấm. Hiện nay, với một số quy định "cởi mở" hơn, như doanh nghiệp được phép trồng và khai thác trầm hương nhân tạo sau khi được kiểm tra hợp pháp từ cục Kiểm lâm địa phương, ngành mỹ nghệ từ trầm hương được đánh giá sẽ phất lên như diều gặp gió.

Anh Nguyễn Văn Dũng (Tây Hồ, Hà Nội) hiện đang sở hữu một gốc trầm hương khá độc đáo. Với anh Dũng, việc để trầm hương trong nhà có tác dụng giảm đi những căng thẳng, stress... Khi được hỏi về giá của gốc trầm hương của mình, anh Dũng giữ ý không bật mí. Tuy nhiên, theo lời của anh Dũng, thị trường đồ mỹ nghệ bằng trầm khá "hút" khách.

Tất cả những sản phẩm được chế tác rất tinh xảo và độc đáo. Giá một bức tượng Phật làm bằng trầm hương có giá dao động từ 10-12 nghìn USD, gốc trầm hương nhỏ đã được chế tác cũng "ngốn" đến 15- 20 nghìn USD... Anh Dũng cũng cho biết, dân sành chơi không ai không biết đến tiếng trầm hương và các sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc... của vùng Phú Yên, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Chỉ những nơi đó được coi là quê hương của trầm "thượng hạng".

Cấm kinh doanh da cấp

Bộ Công thương sẽ cấm loại hình kinh doanh đa cấp mà những người đầu tư sau phải đóng tiền để nuôi những người đầu tư trước.
Bộ Công thương đề nghị nâng mức ký quỹ đối với tổ chức kinh doanh đa cấp hơn gấp 5 lần so với hiện nay, yêu cầu ký quỹ bằng tiền mặt là 5 tỷ đồng và giấy phép phải do trực tiếp Bộ Công thương cấp mà không bởi từng địa phương như hiện nay.

Thông tin do ông Nguyễn Phương Nam, phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương trình bày về việc quản lý hoạt động bán hàng đa cấp của Bộ Công thương vào chiều ngày 30-9 tại trụ sở của Bộ.

Theo ông Nam, bán hàng đa cấp hiện nay ở VN trở nên rất khó kiểm soát, nhiều biến tướng và gây không ít lo ngại cho xã hội. Vì vậy, căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Công thương xem xét trình chính phủ để hoàn thiện nghị định quản lý bán hàng đa cấp. "Tiến trình thực hiện việc này sẽ công bố việc thực hiện công khai và cập nhật trên trang web của Bộ.", ông Nam nói.

Chú thích ảnh: Bán hàng đa cấp theo mô hình Kim tự tháp sẽ bị cấm.
Đại diện Cục quản lý cạnh tranh cho hay, việc thay đổi quy định về luật cấp giấy phép bán hàng đa cấp là cần thiết làm ngay do nó có nhiều ảnh hưởng không tốt tới đời sống người dân. Theo đó, quy định mới đang được Bộ Công thương dự thảo sẽ đưa ngành kinh doanh đa cấp giống như một loại hình "kinh doanh có điều kiện". Do đó, yêu cầu về vốn pháp định, mức ký quỹ cũng phải tuân thủ quy định kiểm soát chặt chẽ của Bộ Công thương.

"Chúng tôi đề nghị nâng mức ký quỹ đối với tổ chức kinh doanh đa cấp lên hơn gấp 5 lần so với hiện nay, yêu cầu phải ký quỹ bằng tiền mặt là 5 tỷ đồng và giấy phép phải do trực tiếp Bộ Công thương cấp mà không bởi từng địa phương như hiện nay. Mức ký quỹ 1 tỷ đồng như trước kia thông qua bảo lãnh ngân hàng hay thế chấp bằng tài sản cũng gây nhiều khó khăn khi xử lý và người tiêu dùng thường chịu thiệt" - ông Nguyễn Phương Nam, phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho hay.

Cụ thể, theo ông Nam, hiện nay chỉ có Nghị định 110/2005/NĐ-CP và Thông tư 19/2005/TT-BTM quy định về quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp nhưng cả hai văn bản trên đều bộc lộ nhiều thiếu sót, dẫn đến tình trạng bán hàng đa cấp biến tướng sang lừa đảo khá phổ biến hiện nay.

Đặc biệt, ông Nam nhấn mạnh, Bộ Công thương sẽ cấm loại hình kinh doanh đa cấp mà những người đầu tư sau phải đóng tiền để nuôi những người đầu tư trước. Với mô hình kinh doanh này, những kẻ lừa đảo sẽ dùng tiền của người đầu tư sau trả tiền cho người đầu tư trước. Theo ông Nam, bản chất của mô hình này là hàng hóa không đến tay người tiêu dùng, thu nhập chủ yếu là từ phí tham gia mạng lưới nên trước sau cũng sẽ sụp đổ. "Đó gọi là mô hình kinh doanh theo dạng kim tự tháp - một dạng lừa đảo" - ông Nam nói.

Theo thông tin của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương, từ năm 2005 đến nay, Việt Nam đã có hơn 90 doanh nghiệp đăng kí bán hàng đa cấp nhưng hiện chỉ còn 61 doanh nghiệp đang hoạt động, 30 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động và có 3 doanh nghiệp bị tước giấy phép kinh doanh.

Cũng trong chiều 30-9, Bộ Công thương công bố số liệu về công tác quản lý thị trường trong 9 tháng đầu năm 2013. Theo thống kê của Bộ này, trong 9 tháng đầu năm lực lượng quản lý thị trường cả nước đã xử lý 62 ngàn vụ vi phạm về buôn bán sản xuất hàng nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại. Tổng thu ngân sách đạt được là 240 tỷ đồng, trong đó phạt vi phạm hành chính là 157,2 tỷ, tịch thu hàng hóa và truy thu thuế là 62,8 tỷ đồng. Hai chi cục có trị giá hàng tịch thu cao là Tp.HCM (gần 60 tỷ) và Hà Nội (trên 53 tỷ).

Trắng đêm đuổi voi rừng: Phá nát "nhà" của voi

Việc tỉnh Đắk Lắk giao hàng chục ngàn hécta rừng ở các huyện Ea Súp, Buôn Đôn và Ea H'leo cho các công ty tư nhân trồng cao su và tình trạng người dân phá rừng lấy đất sản xuất đã phá nát "ngôi nhà" của voi rừng.

Môi trường sống bị thu hẹp, thức ăn ngày càng khan hiếm là nguyên nhân làm cho voi rừng thường xuyên về khu dân cư phá hoại cây trồng. Điều đáng lo ngại là tần suất xuất hiện của voi tại khu vực người dân canh tác ngày càng nhiều, thậm chí chúng không ngại va chạm với con người.

Người lấn voi

Hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 5 đàn voi rừng với số lượng 60-70 con. Khu vực huyện Ea Súp có một đàn khoảng 22-24 con, nơi sinh sống chính là diện tích rừng thuộc lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ia Lốp, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea H'mơ và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Rừng Xanh. Vào mùa khô, đàn voi này di chuyển sang Campuchia để tìm thức ăn.
Voi rừng phá nát gần 2 sào lúa của gia đình anh Nguyễn Minh Khôi ở thôn 5, thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp
Tại huyện Buôn Đôn, do có Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn nên số lượng voi rừng tập trung khá nhiều, từ 40-46 con, chia làm 4 đàn. Dù là VQG nhưng những năm gần đây, tình trạng khai thác gỗ, săn bắn thú rừng xảy ra thường xuyên nên môi trường sống của voi bị tác động mạnh. Vì vậy, có 1 đàn khoảng 25-27 con, cư trú chính ở khu vực phía Bắc VQG Yok Đôn thường xuyên di chuyển tới những khu rừng đã được giao cho Công ty Lâm nghiệp Anh Quốc và Công ty Lâm nghiệp Cư M'lanh. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, đàn voi này thường xuyên di chuyển về khu vực canh tác, phá hoại cây trồng của người dân xã Ia R'vê, xã Ea Bung...

Ông Nguyễn Ngọc Phú, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Ea Súp, cho biết phần lớn diện tích rừng trên địa bàn huyện đều giao cho 11 doanh nghiệp tư nhân trồng cao su và bảo vệ. Tuy nhiên, công tác bảo vệ rừng không được doanh nghiệp chú trọng và tình trạng người dân vào rừng xâm canh xảy ra phổ biến nên rừng mất dần. "Con người đang phá nát ngôi nhà của voi nên chúng thường xuyên về nương rẫy để tìm thức ăn" - ông Phú nhận định.

Việc phá rừng, săn bắn voi trái phép cũng tạo tâm lý hung tợn trong đàn voi rừng. Chúng không ngại giáp mặt với con người. Nhiều trường hợp voi rừng tấn công người dân đã xảy ra. Điển hình là tối 27-10-2012, anh Cao Xuân Cảnh (Công an xã Ea Lê, huyện Ea Súp) bị 1 đàn voi quật chết tại Tiểu khu 276 thuộc lâm phần của Công ty TNHH Hải Hà. Trước đó, ngày 13-3-2011, trên đường đi làm rẫy về, anh Trần Văn Tư (ngụ xã Ea H'leo, huyện Ea H'leo) đã bị 1 con voi đực quật chết tại chỗ...

Ông Huỳnh Trung Luân, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk, khẳng định: "Đàn voi quật chết anh Cảnh là đàn có 2 con bị thợ săn dùng súng quân dụng sát hại vào tháng 8-2012. Sau khi 2 con voi chết, cả đàn hoảng loạn, hung dữ, sẵn sàng tấn công người nếu chúng bắt gặp".

Số lượng voi rừng giảm mạnh

Theo đề án bảo tồn voi Đắk Lắk, vài năm trước, tỉnh này có 90-110 con voi rừng. Tuy nhiên, theo công bố mới đây của Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk, hiện tỉnh chỉ còn 5 đàn voi với số lượng khoảng 60-70 con, phân bố chủ yếu ở VQG Yok Đôn và huyện Ea Súp.

Trắng đêm đuổi voi rừng: Phá nát

Các lực lượng chức năng và người dân địa phương đang xua đuổi voi rừng ra khỏi khu vực canh tác

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, khu vực sống đang bị tác động mạnh làm cho voi rừng ngày càng hung dữ và có nguy cơ di chuyển sang Campuchia. Tại xã Ea H'leo, huyện Ea H'leo, trước năm 2012, voi rừng thường xuyên về phá hoại hoa màu của người dân. Tuy nhiên, thời gian gần đây không còn thấy voi xuất hiện. Nguyên nhân là do khu vực này đã được nhà nước giao cho các công ty lâm nghiệp. Các công ty này đã tiến hành khai hoang rừng làm nhiễu loạn sinh cảnh. Rừng nguyên sinh bị tàn phá, thay thế vào đó là các diện tích cây cao su làm cho voi bỏ đi nơi khác.

PGS-TS Bảo Huy - Khoa Lâm nghiệp Trường ĐH Tây Nguyên, Trưởng nhóm nghiên cứu đề án Bảo tồn voi Đắk Lắk - nhận định: Trong các khu vực có voi rừng sinh sống hiện nay, chỉ vùng lõi của VQG Yok Đôn là ít bị con người tác động. Trong khi đó, hàng chục ngàn hécta rừng ở khu vực phía Tây Bắc huyện Ea Súp, vốn là môi trường sống lý tưởng của voi rừng, lại bị tỉnh giao cho các doanh nghiệp để trồng cao su. Điều này lý giải vì sao voi rừng thường xuyên về khu dân cư và ngày càng lì lợm.

"Nếu muốn bảo tồn voi, cần phải rà soát để quy hoạch một phần diện tích rừng đã giao các công ty lâm nghiệp thành rừng đặc dụng cho chúng sinh sống" - PGS-TS Bảo Huy đề xuất.

Thiếu tiền di dời dân

Thực hiện quyết định phê duyệt đề án tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013-2020 của Thủ tướng Chính phủ, Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk đang lấy ý kiến người dân và các chuyên gia bảo tồn động vật.

Theo đề xuất của sở này, trước mắt, cần di dời 7 hộ dân sống tại Tiểu khu 167, lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea H'mơ và 43 hộ dân thuộc thôn 3, xã Cư Mlan, huyện Ea Súp ra khỏi khu vực voi sinh sống. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Phú, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Ea Súp, đó chỉ là đề xuất, trên thực tế rất khó di dời 50 hộ dân này vì không có kinh phí.

Đi câu cá, phát hiện thi thể không đầu, không tay chân

Đi câu cá tại khu vực trạm bơm trung tâm phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc), một số người dân địa phương kinh hãi phát hiện một thi thể trôi dạt vào bờ trong tình trạng không đầu, không tay chân.

Khi cơ quan điều tra đang xác minh nhân thân nạn nhân thì có một gia đình đến trụ sở công an trình báo, khoảng 10 tháng trước, người thân của họ có đến khu vực phường Phúc Thắng nhưng không thấy trở về. Người này có mặc chiếc áo màu xanh bộ đội trùng khớp với chiếc áo trên thi thể được phát hiện.

Hiện trường nơi phát hiện sự việc.
Khám nghiệm tử thi, cơ quan pháp y tìm thấy chiếc điện thoại trong túi áo của nạn nhân. Chiếc sim điện thoại trong máy vẫn hoạt động khi lắp sang một máy khác. Qua điều tra các số điện thoại trong sim, phát hiện gia đình trình báo có người mất tích chính là người thân của nạn nhân. Qua đó xác định nạn nhân tên Phong, 52 tuổi, trú ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, làm nghề sửa chữa ôtô.

Kết luận ban đầu của cơ quan điều tra, nguyên nhân dẫn tới cái chết của người đàn ông này là do say rượu, rơi xuống sông. Thi thể sau đó bị cuốn trôi và mắc lại tại khu vực trạm bơm. Do thời gian quá lâu nên đầu và các chi đã bị phân hủy và rụng mất.

Văn phòng Quốc hội nhận hệ thống điều hành điện tử Quốc hội

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa tổ chức lễ bàn giao hệ thống điều hành điện tử Quốc hội (e-PAS) cho Văn phòng Quốc hội.
 

Được xây dựng dựa trên công nghệ điện toán đám mây, tích hợp các tính năng như phân quyền, giao việc, quản lý tiến độ, chất lượng công việc và tích hợp đa công cụ tiện ích như email, lịch làm việc, diễn đàn, thư viện... e-PAS là giải pháp Văn phòng điện tử thông minh giúp người dùng có thể làm việc mọi nơi, mọi lúc trên môi trường Internet, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí và điều hành hiệu quả.

Ưu điểm nổi bật của e-PAS là có thể triển khai quy mô lớn, phân cấp quản lý không giới hạn; độ bảo mật và an toàn cao với việc ứng dụng nhiều lớp bảo mật và nhiều công nghệ bảo mật khác nhau; tương thích với mọi hệ điều hành, trình duyệt cũng như tất cả các thiết bị máy tính, laptop, Smartphone, máy tính bảng; khả năng bảo trì, chuyển đổi hệ thống dễ dàng...

Cơ quan giúp việc cho Quốc hội với khối lượng công việc lớn, Văn phòng Quốc hội phải xử lý hàng chục ngàn văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo, hướng dẫn mỗi năm. Thực tế đó đặt ra yêu cầu số hóa văn bản, dữ liệu và ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, điều hành của Văn phòng Quốc hội ngày càng trở nên cấp thiết.

Trong vòng 8 tháng kể từ khi nhận nhiệm vụ, VNPT đã khẩn trương thực hiện và hoàn thành các hạng mục công việc chính gồm: khảo sát hiện trạng cơ sở hạ tầng của Văn phòng Quốc hội, khảo sát quy trình làm việc, quy trình xử lý văn bản; thiết kế phần mềm, lắp đặt trang thiết bị, đấu nối hạ tầng mạng; tổ chức triển khai sử dụng thử nghiệm, lấy ý kiến phản hồi để hoàn thiện sản phẩm và tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng e-PAS cho các cán bộ lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng Quốc hội.

VNPT cũng thiết lập tổng đài 18001268 để thường trực hỗ trợ mọi yêu cầu, hướng dẫn sử dụng e-PAS cho các cán bộ của Quốc hội.

Trong thời gian thử nghiệm, hệ thống đã được ứng dụng thành công tại các cơ quan của Quốc hội với hơn 1.200 người sử dụng. Qua gần 1 năm sử dụng chính thức tại các cơ quan của Quốc hội, đến nay hệ thống đã cho thấy kết quả hoạt động ổn định và sẵn sàng cho việc bàn giao toàn bộ.

Chỉ tính riêng 8 tháng năm 2012, đã có tới hơn 55.000 lượt văn bản được xử lý qua e-PAS, gấp 5 lần so với năm 2011. Tới tháng 7/2013, lượng văn bản xử lý qua e-PAS đã bằng 70% so với năm 2012 với hơn 52.000 lượt văn bản.

Việc ứng dụng hệ thống e-PAS là một bước tiến của Văn phòng Quốc hội trong nỗ lực tăng cường ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước.

Đây cũng là dự án quan trọng góp phần vào việc thực hiện Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT -TT" của Chính phủ.

Lão nông nghèo kiết xác sắm ô tô vì sợ... chó cắn

Ông Khúc Văn Cẩn, 46 tuổi (Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) ở trong căn nhà xập xệ, đến cái giường ngủ còn không có nổi manh chiếu trải nhưng lại là một trong những người đầu tiên tậu ô tô ở nơi đây.
Đòi vợ trả phí hao mòn khi ly hôn

Từ những năm 1998 thế kỷ trước, khi mà nhiều gia đình còn nghèo, có được chiếc xe máy cũng là một gia sản lớn trong nhà, đến các "đại gia" ở huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng cũng chưa mấy ai có xe riêng để đi thì ông Khúc Văn Cẩn đã sở hữu một chiếc xe ôtô hiệu Lada.

Cái ngày ông "đánh" chiếc xe về làng, mọi người ở vùng quê nghèo Vĩnh Bảo lúc bấy giờ đều chẳng ai tin vào mắt mình.

Bà Khúc Thị Gieo, người cùng thôn trò chuyện: "Có được số tài sản thừa kế một cách bất ngờ, ông Cẩn đã đem đổi ngay lấy một chiếc ôtô để đi. Cái hồi mua xe đó, ông ấy phải cất công sang tận tỉnh Thái Bình mới kiếm được con xe ưng ý người ta rao bán".
Chiếc ô tô được gia chủ bảo quản cẩn thận
Nhà ông Cẩn thuộc dạng nghèo ở thôn Từ Lâm, ông có một đời vợ và sinh được hai cô con gái, vợ ông quanh năm chỉ quanh quẩn với vài ba sào ruộng với cái ao mà bố mẹ để lại để kiếm sống.

Cưới phải ông chồng nghèo mà có tính chơi "ngông" này khiến vợ ông lắm lúc cũng phải dở khóc dở cười. Tiền thì không có, nhà thì dột nát như túp lều, cơm lắm lúc còn không có mà ăn, ấy vậy mà bà còn phải lo tiền xăng để thi thoảng ông chồng còn "đánh" xe đi chơi cho... "oách".

Mà cái xe thì cũ nát, "uống" xăng như... voi uống Phi-la-tốp, mỗi lần ông chồng bà "nổi hứng" lấy xe ra đi thì tiền xăng cũng bằng tiền ăn mấy tuần của cả nhà. Sau bao năm chịu đựng, dù đã có với nhau hai mặt con, nhưng cuối cùng vợ ông Cẩn cũng phải dắt hai con về nhà ngoại ở.

Ngày viết đơn ly hôn, bà vợ mang lên trình chính quyền xã, bộ phận hòa giải của xã đã đến gia đình và khuyên nhủ cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, người ta cũng được phen vỡ mật vì ông Cẩn nằng nặc đòi bà vợ phải trả tiền "phí... hao mòn" cho ông ta trong quãng thời gian sống chung.

Mua xe ô tô đi vì sợ... chó cắn!

Ông Cẩn kể lại, hôm ông Cẩn vào gặp chủ nhà hỏi mua xe, nhìn vào chiếc xe đạp cà tàng với bộ dạng có phần nhếch nhác, áo quần nhầu nhĩ của ông khiến người chủ xe cứ nghĩ ông có ý đùa. Đến khi ông Cẩn chồng đủ tiền mặt ra thì người chủ xe mới dám tin.

Rồi được một thời gian, ông Cẩn cũng bán chiếc Lada "già" đi để tậu một con xe mới. "Sau khi bán chiếc Lada đi, tôi gom góp được 3 cây vàng dắt vào bụng và gót giày, đạp xe đạp hàng chục cây số để đi "tậu" xe mới "nâng đời".

Ông chủ xe lúc đó cứ cho rằng tôi hỏi mua xe là để đùa nên ông ý ra giá chiếc xe là 100 triệu đồng, nhưng đến khi tôi lấy trong người ra và chồng đủ hơn 2 cây vàng lên mặt bàn thì mặt ông ta méo xệch", ông Cẩn cho biết.

lão nông
Ông Khúc Văn Cẩn
Thay vào chiếc xe Lada cà tàng giờ hiện diện trong sân nhà ông Cẩn là chiếc xe Daewoo Ciello đời 1995 "cáu cạnh" hơn. Ông Cẩn hì hụi mở lớp rào sắt quây quanh xe, bỏ lớp chăn bông và ni-lon che phủ ra tự hào bảo, chiếc này không hay hỏng vặt như xe trước, đỡ phải đi sơn sửa mà đi nó cũng "oách" hơn.

Rồi ông tâm sự: "Ở phương Tây người ta tiến bộ lắm, nhà nào chẳng có ít nhất một chiếc ôtô để đi. Công việc của tôi là làm kiểm sát viên đê điều, rất hay phải đi tuần tra đê vào mùa mưa bão.

Cứ mỗi trận bão về, gió giật lên đến cấp 9, cấp 10 mà đi xe đạp để tuần tra đê thì làm sao mà được. Nguy hiểm lắm, tai nạn như chơi, chưa kể đến việc đi tuần tra buổi đêm rất hay gặp chó của người dân thả rông, đi xe đạp dễ bị chó cắn lắm...

Vì thế, tôi quyết phải sắm chiếc xe ôtô, vừa để đi làm cho an toàn, vừa để làm thêm, trong làng xã nếu có ai thuê chở đi cưới hỏi tôi đều nhận để còn kiếm đồng ra đồng vào".

Ông nội kêu cứu sau nghi án hiếp dâm cháu ruột

Cả phường xôn xao thông tin ông nội hiếp dâm cháu ruột

Liên tiếp trong thời gian gần đây, cả KDC Trại Sen, phường Văn An (Chí Linh, Hải Dương) rúng động bởi thông tin ông nội hiếp dâm cháu ruột mới 6 tuổi. Đầu làng tới xó chợ, đâu đâu người dân cũng bàn luận xôn xao. Nhiều người khi kể lại những thông tin trên úp mở, chỉ nói ông lão là người trong khu, nhưng có người còn chỉ đích danh họ tên địa chỉ nhà ông lão mà luồng dư luận đang hướng đến là ông Nguyễn Thành Đô (KDC Trại Sen, phường Văn An (Thị xã Chí Linh, Hải Dương).

Cụ thể, do con không có nhà (vì phải đi làm ăn xa) nên họ nhờ ông bà nội trông cháu là Nguyễn Bùi Ngọc Trinh. Vì cháu còn nhỏ, ông bà nội cho cháu ngủ cùng giường. Lợi dụng đêm tối, ông Đô thường xuyên sàm sỡ và quan hệ với chính cháu ruột của mình như vợ chồng. Những người này còn quả quyết, con dâu ông Đô sau khi biết chuyện đã đưa cháu L đi khám. Bác sĩ kết luận khâu 7 mũi ở vùng kín...
Cả phường Văn An rúng động trước thông tin ông nội hiếp dâm cháu ruột

Để tìm hiểu thực hư câu chuyện, PV Kiến Thức đã tìm đến những người hàng xóm của nhà ông Nguyễn Thành Đô. Chị Nguyễn Thị H, người sống ngay đầu ngõ vào nhà ông Đô cho biết: "Cách đây gần 2 tháng tôi có nghe người dân nơi đây kháo nhau về câu chuyện này, nhưng thông tin trên chưa có cơ sở. Ông Đô ở địa phương từ trước đến nay cũng chưa có biểu hiện gì khác lạ. Tôi không tin chuyện ông Đô quan hệ với cháu mình như vợ chồng, bởi ông Đô là người khá nghiêm túc trong lối sống cũng như sinh hoạt".

Vì thù oán cá nhân, tung tin đồn ác ý

Từ ngày những thông tin mà người dân truyền miệng về việc ông Đô quan hệ với cháu ruột mới 6 tuổi lan rộng, gia đình ông Đô luôn trong trạng thái ảm đạm, u uất.

"Miệng lưỡi thế gian độc ác thật. Cái chuyện tày trời như thế mà họ cũng nghĩ ra được. Tôi đầu 2 thứ tóc như này rồi mà họ còn không tha cho", ông Đô bức xúc.

Ông nội kêu cứu sau nghi án hiếp dâm cháu ruột
Hai vợ chồng ông Đô bức xúc vì những kẻ tung tin đồn

Theo ông Đô, tin đồn đó xuất hiện đúng vào thời điểm bầu trưởng thôn mới, ngày 18/08/2013.

"Bàng hoàng trước tin đồn của người dân trong xóm, đến ngày 22/8, tôi có mời ông Bùi Thế Vận, trưởng khu dân cư và ông Đỗ Đức Thoại, Bí thư chi bộ đến trao đổi xem xét xem đối tượng nào tung tin đồn quái ác trên. Nhưng ngay trong ngày hôm đó, kẻ xấu lại tung tin là tôi mời họp chính quyền để bưng bít thông tin giao cấu với cháu gái. Rồi họ còn đồn là con dâu tôi đưa cháu đến bác sĩ Trinh trong khu dân cư khám và phát hiện cháu bị xâm hại tình dục", ông Đô kể.

"Vì như cháu nó đạp xe đạp, hay nghịch ngợm gì mà có tổn thương phần phụ, chắc mọi tội lỗi sẽ đổ lên đầu tôi mất. Lúc đó chắc tôi chỉ tìm đến cái chết thì mới gột sạch được cái nhơ nhuốc mà dư luận vô tâm khoác lên đầu tôi. Tôi già, nhắm mắt xuôi tay được nhưng cháu tôi nó còn phải có tương lai. Nó sẽ lớn lên trong sự dị nghị của dân làng và bè bạn, ảnh hưởng đến tâm lý cháu bởi những câu chuyện không có thật".

Quá bức xúc trước miệng lưỡi độc ác của kẻ gian, cùng sự tủi hổ với con cái và bà con hàng xóm, ông Đô đã làm đơn kiến nghị, nhờ cơ quan Công an phường Văn An và chính quyền địa phương vào cuộc để xác minh làm rõ.

Ông nội kêu cứu sau nghi án hiếp dâm cháu ruột
Thông báo của công an phường Văn An khẳng định cháu Trinh không bị xâm hại tình dục

Ngay sau khi nhận được đơn của ông Nguyễn Thành Đô, công an phường Văn An đã xác minh, đưa cháu Trinh đi giám định tại Bệnh viện Thị xã Chí Linh. Trong bản thông báo số 02 ra ngày 16/9, Công an phường Văn An đã khẳng định: "Công an phường Văn An đã phối hợp với cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TX Chí Linh tiến hành điều tra xác minh, đến nay có tài liệu và căn cứ xác định: cháu Nguyễn Thị Ngọc Trinh không bị thương phần phụ, không bị xâm hại tình dục". Bản thông báo cũng nêu rõ, Công an phường Văn An đang xác minh các đối tượng tung tin đồn để điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Ông Phạm Đức Điều, Chủ tịch UBND phường Văn An cho biết: "Ngay khi xuất hiện tin đồn, chúng tôi đã yêu cầu các cấp vào cuộc xác minh sự việc trên. Đến ngày 16/09, cơ quan Công an đã xác minh rõ sự việc để trả lại danh dự cho ông Đô. Nguyên do xuất hiện tin tồn này là do thù oán cá nhân".

Những căn nhà kỳ dị trên đường nội đô đẹp nhất TP HCM

Méo mó, cheo leo, xập xệ... là hình ảnh rất nhiều ngôi nhà ven tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài, khiến con đường có 12 làn xe trông nhếch nhác.


Con đường nối từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đến quốc lộ 1 đi qua các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Thủ Đức, được xây dựng với số vốn gần 495 triệu USD, sẽ làm giảm ùn tắc và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả khu vực này. Các cửa hàng, quán xá mọc lên ngày càng nhiều bên con đường này.
nha20-5890-1380556385.jpg
"Một minh chứng cụ thể là giá đất 2 bên tuyến đường đã lên đến 50 triệu đồng/m2", lãnh đạo TP HCM cho biết trong cuộc họp kinh tế - xã hội vừa qua. Tuy nhiên, do tuyến đường băng ngang qua khu dân cư nên khi giải phóng mặt bằng nhiều căn nhà đã bị cắt chỉ còn một phần diện tích đất rất nhỏ.
nha5-8849-1380537507.jpg
Dọc theo tuyến đường đẹp, hiện đại này có rất nhiều căn nhà hình thù nhỏ dưới to trên...
nha8-4345-1380537507.jpg
... và dài chưa đầy 2m
nha21-6554-1380556385.jpg
Hoặc có những căn nằm cheo leo trên một bức tường dày.
nha4-4819-1380537507.jpg
Thậm chí có những căn chỉ dài kh oảng 1m, rộng 2m như thế này.
nha2-8858-1380537506.jpg
Do bị cắt ngang, phần đất còn lại quá nhỏ, cửa nhà nằm sát ngay mặt đường nên lối vào nhà cũng là một vấn đề "nan giải". Chủ nhân ngôi nhà này đã "sáng chế" chiếc cầu thang bắc từ vỉa hè lên tầng 2 của căn nhà, còn tầng trệt do thấp hơn mặt đường nên bị biến thành "hầm ngầm".
nha24-7563-1380556386.jpg
Ở nhiều căn nhà khác, chủ nhân phải xây một cầu thang song song với con đường để làm lối dẫn xe vào nhà.
nha25-4057-1380556386.jpg
Một số căn nhà lụp xụp khác sử dụng cầu thang gỗ như nhà sàn.
nha17-7649-1380540132.jpg
Hầu hết 2 bên đường các căn nhà đều phải làm bậc thềm dốc rất cao vì không còn đất.
nha26-7910-1380556386.jpg
Những căn nhà xập xệ, tạm bợ với việc phơi phóng quần áo thế này đã khiến tuyến đường được nội đô đẹp nhất Sài Gòn trở nên nhếch nhác.
nha19-7222-1380540132.jpg
"Không biết nên khóc hay nên cười vì biển báo cũng rất 'ý nghĩa' với các bậc thềm vào nhà của mình", chủ một căn nhà trên tuyến đường đã nói vui khi chỉ vào tấm biển báo hiệu cầu vượt dành cho người đi bộ cách đó vài mét.
Theo quyết định 135 năm 2007 của UBND TP HCM, vị trí mặt tiền, lô đất có diện tích dưới 15 m2, chiều rộng nhỏ hơn 3m, thì chỉ được cải tạo theo hiện trạng cũ, không xây mới.

Quyết định 45 năm 2009 của UBND TP HCM cũng có quy định, nếu lô đất có diện tích từ 15 m2 đến dưới 36 m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3 m trở lên, thì được phép cải tạo sửa chữa theo quy mô số tầng hiện hữu hoặc xây dựng mới tối đa 2 tầng. Chiều cao công trình không quá 13,4 m (đối với đường có lộ giới từ 20 m trở lên) và không quá 12,2 m (đường có lộ giới từ 12 đến 20 m).

Miền Trung thiệt hại nặng nề sau bão số 10

Tính đến tối 30/9, bão Wutip đã làm ít nhất 2 người chết, 24 người bị thương, hàng chục nghìn ngôi nhà bị hư hại...

Khoảng 16h chiều qua, 30/9, bão Wutip đổ bộ đất liền miền Trung. Đến 18h, vị trí tâm bão nằm trọn trên địa phận tỉnh Quảng Bình với sức gió tối đa 166 km/giờ (cấp 14).

Đến hồi 01h sáng nay, 01/10, vị trí tâm bão nằm trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Diễn biến mưa sau bão còn phức tạp.


Tâm bão đã ở trên địa phận Trung Lào nhưng sẽ tiếp tục gây mưa lớn cho các tỉnh miền Trung. Nguồn: Nchmf Theo ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, sức mạnh của bão Wutip tương đương bão Xangsane đổ bộ Đà Nẵng tối 30/9/2006, là cơn bão mạnh nhất trong 6 năm trở lại đây, có diễn biến phức tạp, khó dự báo khi có tới 6 lần thay đổi hướng di chuyển.

Tại Quảng Bình, bão Wutip làm hơn 30% ngôi nhà (hơn 250.000 ngôi nhà) tốc mái, tập trung chủ yếu ở Đồng Hới và Bố Trạch. Hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hệ thống thông tin liên lạc bị cắt đứt, đổ cột phát sóng Ðài Tiếng nói Việt Nam. Thống kê ban đầu toàn tỉnh có 2 người chết, 9 người bị thương ở huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh và Quảng Trạch.

Tháp ăngten cao 150m của trạm phát sóng phát thanh của Đài Tiếng nói VN tại Đồng Hới (nằm trên địa bàn phường Đồng Phú, ngay tại trung tâm thảnh phố Đồng Hới) đã gãy, đổ và đè chết hai nhân viên của trạm.Tháp ăng ten cao 150 mét của trạm phát sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam tại Đồng Hới đã gãy, đổ và đè chết hai nhân viên của trạm. (Ảnh: Thuận Thắng - TTO) Tại Quảng Trị, bão càn quét qua địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ, làm toàn bộ nhà dân, trụ sở cơ quan và nhiều công trình dân sinh bị tốc mái, hư hỏng.

Ðã có 17 người dân bị thương nặng do cây đổ, sập nhà và tai nạn trong lúc ứng cứu (Hải Lăng 5 người, thành phố Ðông Hà 4 người, Gio Linh 4, Vĩnh Linh 3, Triệu Phong 1).

Toàn tỉnh có hơn 3.500 nhà dân bị sập đổ, xiêu vẹo và tốc mái; hơn 6.900 ha cây cao su tiểu điền từ 5 đến 7 năm tuổi, hàng nghìn ha cây công nghiệp bị gãy đổ; đường dây điện lưới bị đứt dẫn đến mất điện trên địa bàn toàn tỉnh.

tuyệt vọng lao mình vào mưa bão để cứu tài sản.Người dân lao mình vào mưa bão để cứu tài sản. Ảnh: PLTPHCM Tại Hà Tĩnh, bão làm ngập nhiều tuyến đường quốc lộ đoạn thị trấn Kỳ Anh, Kỳ Thịnh, Kỳ Liên. Theo báo cáo sơ bộ, đến chiều tối qua, huyện Kỳ Anh không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, hiện có một số công nhân của nhà thầu ở Kỳ Trinh do nước dâng lên cao đã mắc kẹt trong container. Các ngành chức năng cùng địa phương đang tìm cách giải cứu.

Huyện Kỳ Anh có khoảng gần 1.200 nhà dân và các công sở, trường học, trạm y tế bị hư hại nhẹ hoặc tốc mái. Hai thuyền nhỏ của người dân xã Kỳ Lợi bị sóng giật nhấn chìm.

Hiện, các lực lượng của huyện đang có mặt tại các điểm xung yếu để chỉ đạo công tác hỗ trợ và khắc phục thiệt hại sau bão...

Tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc ( Thừa Thiên - Huế), ảnh hưởng của bão, gió giật mạnh, nước biển dâng cao, tràn qua một số điểm thấp trũng gây ngập nhà dân, hàng trăm cây xanh, cổ thụ bị ngã đổ, một số trụ điện, nhà cửa bị đổ, tốc mái.

Nhà hàng nổi bị gió bão số 10 hất văng xuống đầm Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế).
Nhà hàng nổi bị gió bão số 10 hất văng xuống đầm Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Ảnh: SGGP UBND thị trấn Lăng Cô cho biết, đến trưa 30/9, có ít nhất 45 căn nhà bị tốc mái, hai căn nhà bị sập đổ hoàn toàn.

Tại Đà Nẵng, UBND quận Liên Chiểu yêu cầu chủ đầu tư là Tổng công ty xăng dầu quân đội và đơn vị thi công là Tổng công ty xây dựng Lũng Lô đổ đá hộc ngăn sóng biển xâm thực do thi công công trình kho xăng dầu 83 tại P.Hòa Hiệp Bắc.

Việc san lấp eo biển đã ép dòng chảy vịnh Đà Nẵng vào khu dân cư, gặp ảnh hưởng bão gây ra sóng lớn trên 2 mét cuốn phăng cả trăm gốc dương liễu, đường bê tông và dãy nhà công nhân; xâm thực sát đường sắt thống nhất, 7 hộ dân phải chuẩn bị di dời trong tình huống xấu.

Tại Quảng Nam, mưa to và sóng lớn đã gây sạt lở nghiêm trọng một số đoạn bờ biển tại phường Cửa Đại (Hội An). Hơn 130 mét bờ biển nằm giữa 2 dự án du lịch Fusion ALYA và Vinpearl Resort Hội An đang thi công bị biển xâm thực, lấn sâu vào đất liền hơn 15 m. Đoạn bờ biển nằm giữa 2 khu du lịch Cát Vàng và Sunrise cũng bị sóng lấn sâu.

Nhiều cột sóng cao trên 10 mét đã tấn công gây sụt lún nặng khiến đơn vị thi công.

Ở địa bàn phường Cửa Đại, đoạn bờ biển dài hơn 3 km, trong suốt 2 ngày qua sóng liên tục đe dọa trực tiếp 6 khu du lịch.

Yamaha Nozza có "áo mới"

So với các phiên bản trước, những điểm khác cơ bản của Nozza phiên bản châu Âu nằm ở "bộ cánh" mới.
Yamaha Nozza.
Yamaha Nozza.
Hãng xe máy Nhật Bản vừa giới thiệu ra thị trường Việt Nam phiên bản châu Âu của mẫu xe tay ga Nozza.

Điểm giúp những thay đổi thiết kế của phiên bản mới không rơi vào cảm giác nhàm chán và luẩn quẩn chính là sự kết hợp giữa các họa tiết, tem xe với 5 màu ngoại thất thời trang nhắm vào đối tượng khách hàng nữ ở độ tuổi 20-30 gồm đỏ, trắng, xanh, đen và nâu.

Những thiết kế và tính năng còn lại của Nozza mới vẫn được giữ nguyên so với phiên bản ra mắt thị trường Việt Nam lần đầu tiên vào cuối tháng 8/2011.

Xe vẫn sử dụng động cơ CVT 4 thì, 2 van, dung tích 115cc làm mát bằng không khí. Đây là thế hệ động cơ mới của Yamaha trang bị hệ thống phun xăng điện tử YMJET-Fi và ứng dụng công nghệ DiASil.

Thân xe gọn nhẹ với trọng lượng 98kg. Các tiện ích chủ yếu phục vụ nhu cầu của phái đẹp với hộc đựng đồ rộng chứa được 2 mũ bảo hiểm nửa đầu, nắp bình xăng mở từ ổ khóa, mặt đồng hồ, sàn để chân rộng.

Nozza phiên bản châu Âu có mặt trên thị trường Việt Nam với mức giá bán lẻ đề xuất 33,9 triệu đồng, giữ nguyên so với mức giá của phiên bản trước. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian một tháng đầu tiên sau khi ra mắt, Yamaha Việt Nam áp dụng mức giá khuyến mại 32,4 triệu đồng.

Mitsubishi Triton có phiên bản mới

Mẫu xe được đánh giá khởi đầu cho một góc nhìn mới về xe bán tải tại thị trường Việt Nam - chiếc Mitsubishi Triton đã có phiên bản mới mang tên Triton VGT tại thị trường Malaysia.
Mitsubishi đã cho ra mắt 2 phiên bản của chiếc Triton VGT (Variable Geometry Turbocharger) với công nghệ turbo tăng áp khắc phục độ trễ của cánh gió turbo. Hai phiên bản này mang tên Triton VGT GS và Triton VGT GL và đều được trang bị hộp số tự động 5 cấp, hệ thống dẫn động bốn bánh với hệ thống gài cầu Easy select, bộ khóa vi sai chống trượt Hybrid LSD.

Điểm đáng chú ý nhất cho những người yên mến thương hiệu Mitsubishi cũng như tín đồ offroad là việc chiếc Triton VGT được trang bị động cơ diesel 2.5L phiên nhiên liệu trực tiếp với hệ thống làm mát khí nạp, intercooler, turbo VGT với công suất 178 mã lực, mô-men xoắn cực đại 350 Nm (cao hơn phiên bản hiện tại ở Việt Nam - 136 mã lực và 329 Nm). Động cơ này cho Triton VGT tốc độ tối đa 175km/h

Các trang thiết bị an toàn trên hai phiên bản này vẫn bao gồm hệ thống phanh có hỗ trợ chống bó cứng phanh ABS, hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp EBD, hai túi khí phía trước...

Triton phiên bản GS có trang bị cửa sổ trời, hỗ trợ mở cửa sổ thông hơi phía sau (tấm kính sau lưng ghế sau) và thùng hàng ngắn (với chiều dài 1.325mm, ngắn hơn so với chiều dài thùng hàng của xe tải tiêu chuẩn là 1.505mm), điều giúp cải thiện khả năng đỗ xe trong các bãi xe chật hẹp, phù hợp trong thành phố...

Nội thất bên trong chiếc xe gây ấn tượng nổi bật với ghế da màu đỏ đen, điều hòa nhiệt độ tự động, túi khí kép, màn hình hiển thị đa thông tin cung cấp thông tin về nhiệt độ, la bàn, độ cao, mức tiêu hao nhiên liệu... Giá bán được công bố chính thức với chiếc Mitsubishi VGT GS tại Malaysia tương đương 33 nghìn USD.

Trong khi đó, phiên bản VGT GL có giá bán 30,7 nghìn USD. Phiên bản này có một số điểm khác với phiên bản GS như hộp số sàn 5 cấp thùng chứa hàng được mở rộng, bánh xe 16" (phiên bản GS dùng vành 17"), nội thất nỉ...

Một số hình ảnh của chiếc Triton VGT tại Malaysia


Hội An

Hội An

Hội An

Hội An

Hội An

Honda Civic Tourer "tài sản" ở khoang hành lý

Theo đúng kế hoạch, Civic Tourer 2014 sẽ chính thức có sẵn trên thị trường từ đầu 2014 tới.x
Ông Adrian Killham, kỹ sư trưởng Honda Civic Tourer 2014 đã đưa ra lời mô tả ngắn gọn về sản phẩm mới nhất của Honda được phát triển dành riêng cho thị trường châu Âu.

Honda Civic Tourer 2014 sẽ sớm có mặt trên thị trường
"Tài sản" lớn nhất của Honda Civic Tourer 2014 là dung tích khoang hành lý hàng đầu với 624 lít, rộng rãi hơn mẫu xe trước đó nẵm giữ vị trí số 1 trong phân khúc là Skoda Octavia Combi (610 lít). Nếu gập hàng ghế sau, mẫu Civic estate này có sức chứa ấn tượng 1.668 lít. Ngoài ra, xe cũng được trang bị Ghế ngồi ma thuật" ở phía sau, có thể gập lại một cách dễ dàng chỉ bằng một thao tác.

Về tổng thế, thiết kế của Honda Civic Tourer 2014 không có nhiều thay đổi so với bản hatchback 5 cửa ngoại trừ phần sau lớn hơn và dài hơn nhằm tăng dung tích chứa đồ.

Cung cấp sức mạnh cho mẫu Honda Civic Tourer 2014 đến từ động cơ 1.6L i-DTEC công suất 120 mã lực (88 kW), mô-men xoắn 300 Nm (221 lb-ft). Khách hàng có thể lựa chọn bản 1.8L i-VTEC công suất 142 mã lực (104 kW), mô-men xoắn 174 Nm (128 lb-ft).

Honda Civic Tourer 2014 sẽ được sản xuất tại vương quốc Anh và có mặt trên thị trường vào đầu năm tới.

Mời các bạn cùng theo dõi video về Honda Civic Tourer 2014

Honda Wave 110i 'trang điểm' bằng đồ chơi hàng hiệu

Mẫu xe phổ thông bán tại Thái Lan trang bị toàn đồ chơi hàng hiệu từ những chi tiết nhỏ nhất.
Honda Wave 110i là một trong những mẫu xe bán chạy nhất tại xứ chùa vàng, là phiên bản khác tên của Wave S tại Việt Nam. Xe trang bị động cơ 110 phân khối. Giới chơi xe Thái Lan thường thích các màu sáng, nổi bật và kiểu chơi bằng đồ hiệu là cách đơn giản nhất, dành cho những tay amateur.

wave110i-01-02-3645-1380506955.jpg
wave110i-01-03-8664-1380508401.jpg
Những món đồ chơi đặc trưng màu vàng.
wave110i-01-04-5909-1380506956.jpg
Tay phanh mới có thể điều chỉnh.
wave110i-01-09-5402-1380508401.jpg
Bộ phanh đĩa Aprillia.

Harley-Davidson XLCH 1967 - đơn giản tối đa


Mẫu chopper hầm hố lược giản tối đa các chi tiết thừa trên xe với sự đối lập của bình xăng nhỏ độc đáo và bánh sau cỡ lớn.

Các mẫu chopper vốn đã trong trần nhưng mẫu xế độ đến từ Nhật tối giản đến mức nổi bật hẳn khung xe và lốc máy, bình xăng quả trám chỉ chiếm một phần nhỏ khung trước chứ không to lớn như thường thấy. Yên xe một chỗ thiết kế kết hợp chắn bùn. Khung xe được tùy chỉnh với gắp sau chữ V, giảm xóc đôi nghiêng cũng thay thế bởi loại thẳng đứng.

XLCH 1967 sử dụng tay lái kiểu Z-bar, lược bỏ đồng hồ hiển thị. Lốp xe Moroso Drag với la-zăng phía sau kín. Xe sử dụng động cơ V-twin 883 phân khối OHV, kết hợp cùng hộp số 4 tốc độ.
Harley-Davidson XLCH 1967
styling01-b-9638-1380518134.jpg
styling02-b-2220-1380518134.jpg

detail01-b-7037-1380518134.jpg
Tay lái kiểu Z-bar.
detail02-b-7019-1380518135.jpg
Yên xe liền và chắn bùn.
detail04-b-7142-1380518135.jpg
Đèn xi-nhan sau và biển số bố trí ngay trên gắp.
detail03-b-7151-1380518135.jpg
nệm giá rẻ|nệm bông ép|bọc răng sứ|tri nam sau sinh|truyện voz|truyện ma|truyện người lớn,truyện sex|truyện sắc hiệp|truyen hentai 18+ | truyen cuoi vova