Thị trường xe đạp cao cấp có muôn hình vạn trạng, giá cả vô chừng vì vậy người mua dễ bị hớ hoặc mua nhầm xe đã bị "luộc" phụ tùng.
Nhu cầu sử dụng xe đạp để tập thể dục, đi làm, đi dạo đang trở thành sở thích của nhiều người, nhất là các bạn trẻ ở đô thị. Đó cũng là lý do khiến thị trường xe đạp hiệu đang ăn nên làm ra.
"Mê hồn trận"
Anh Huỳnh Hữu Phúc (nhà ở đường Hồ Học Lãm, quận Bình Tân, TP HCM) mang chiếc xe đạp hiệu Giant vừa mua đi sửa. Anh bực mình nói: "Nhà cách công ty chỉ 2 km, muốn đi xe đạp cho khỏe người nên dạo tìm, thấy trên mạng rao bán xe đạp do người quen gửi từ Mỹ về nên tôi mua với giá gần 8 triệu đồng, tưởng rẻ ai ngờ mới chạy vài ngày đã phải đi sửa, không hư sên, cũng lỏng ốc. Thợ sửa xe bảo: "Xe đã bị luộc phụ tùng, thay bằng hàng Trung Quốc hết rồi".
Để yên tâm, nhiều người chọn mua xe đạp nội, có nguồn gốc rõ ràng và được bảo hành
Tại chợ Tân Thành (quận 11) có bán rất nhiều xe đạp second hand được nhập từ nước ngoài về, có kiểu dáng đẹp, chủng loại phong phú. Trong vai người mua xe, chúng tôi đến một vài cửa hàng trưng bày đủ các loại xe đạp từ mini dành cho trẻ em, phụ nữ đến xe thể thao dành cho nam.
Người bán hàng tên Toàn chỉ cho chúng tôi một chiếc xe có màu hồng nhạt, dành cho nữ và nói: "Có một chiếc do Nhật sản xuất mới nhập về, chị không mua là có người khác lấy liền. Tỉ lệ xe mới 80%, giá chỉ 6,5 triệu đồng". Trông xe vẫn còn mới, vài chỗ trầy nước sơn nhưng thật tình chúng tôi không dám trả giá ngay vì sợ hớ. Sau đó chúng tôi tìm trên các trang mạng thì được biết có nhiều xe kiểu dáng tương tự, cũng được giới thiệu nhập từ Nhật, Mỹ..., giá bán từ 4,5-5 triệu đồng/chiếc tùy thương hiệu và tỉ lệ còn mới của xe. Quả thật người mua khó biết đâu là chất lượng, giá thật của các loại xe second hand này.
Dễ mua nhầm xe bị "luộc"
Chị L., người chuyên bán xe đạp second hand ở quận 4, cho biết xe đã qua sử dụng thường có nhiều nguồn. Loại có giá rẻ thường được người bán "săn" từ biên giới Campuchia. Còn với xe mới, hoặc đã qua sử dụng nhưng chưa bị trầy xước, thay đổi phụ tùng thì hầu hết được nhập từ Nhật, Mỹ, Đức, Ý..., giá khá cao. Có loại lên đến vài chục triệu đồng.
Xe đắt hay rẻ tùy vào thương hiệu, dòng xe và thường dựa vào cấu tạo của khung xe. Rẻ nhất là khung sắt, rồi đến nhôm, nhôm titan, sợi cacbon... với những thương hiệu thường được giới "chơi" xe đạp nhắc đến như: Bianchi, Daihon, Giant, Specialize, Trek, Look... Nếu người mua muốn chọn dòng xe nhập, có thương hiệu, bảo hành tại Việt Nam, giá bán mỗi chiếc từ 4-5 triệu đồng trở lên thì sẽ biết đến các địa điểm như: Jett, Giant, ở đường Trần Phú, quận 5; Luật ở đường Trường Sa, quận 3... Còn các dòng xe bình dân, giá rẻ hơn (khoảng 2-4 triệu đồng/chiếc) thì có các cửa hàng Mar tin, Asama... ở đường Võ Thị Sáu, quận 3 hoặc trong chợ Tân Thành, quận 11...
Chủ một cửa kinh doanh xe đạp hàng hiệu, tiết lộ thường người mua lầm chứ người bán rất tinh vi. Những cửa hàng mới mở ra, chưa có tên tuổi, họ thường tráo phụ tùng, thay nhãn mác, thậm chí "ăn gian" về giá bán. Họ cũng trưng bày, rao bán xe đạp hàng hiệu được nhập từ Mỹ, Nhật... nhưng thực chất là xe do Đài Loan, Trung Quốc sản xuất. "Người có nhu cầu mua xe tốt hơn hết là nên nhờ người quen, thợ sửa xe chuyên nghiệp chọn hàng hoặc tìm mua xe ở những cửa hàng uy tín, chuyên nghiệp, có bảo hành hẳn hoi"- người này nói.
"Phỏng tay" với xe đạp cao cấp
Xe đạp hàng hiệu cao cấp, mới hoặc đã qua sử dụng nhưng vẫn còn mới được nhập từ các nước châu Âu, Mỹ, Nhật... hiện có giá bán rất cao. Các xe này thường dành cho những "tay chơi" chuyên nghiệp. Tùy theo loại, dòng xe với các thương hiệu nổi tiếng như Look (Pháp); Pinarello, Conalgo (Ý); Giant, Scotte, Corbea (Mỹ); Cube (Đức)... có giá bán từ 100-150 triệu đồng là bình thường. Anh Đ., một người chơi xe đạp hiệu chuyên nghiệp ở TP HCM (đang sở hữu 3 chiếc xe đạp có giá không dưới 100 triệu đồng/chiếc), cho rằng để có những chiếc xe đúng hiệu, chính hãng, người mua có thể nhờ người quen ở các nước mua rồi gửi về, hoặc mua thông qua các cửa hàng chuyên nhập khẩu xe
No comments:
Post a Comment