Friday, October 4, 2013

Cần một nền giáo dục tinh tế

Đó là một sự việc cá biệt, xảy ra tại một trường học cụ thể, nhưng rõ ràng, thấp thoáng đâu đó có thể nhìn thấy những sự việc có liên quan, trong việc ứng xử với học sinh của những nhà sư phạm. Từ chuyện phân biệt học sinh cá biệt, từ những vụ việc trộm cắp trong trường đã vội truy vấn, thậm chí báo công an để các em học sinh sụp đổ tinh thần dẫn đến việc tự tử... là những cách ứng xử thiếu nhân văn, phản giáo dục.

LTS. Ở một trường mầm non giữa thủ đô, nhân lễ quốc khánh nhà trường mời đoàn xiếc đến diễn cho các em xem. "Từ phòng giám hiệu, tiếng cô giáo trên loa tròn vành rõ chữ: Alô! Đề nghị các vị phụ huynh cho con khẩn trương vào trường ổn định chỗ ngồi vì đã sắp đến giờ biểu diễn. Để công bằng cho các em đã đóng tiền, đề nghị những em chưa đóng tiền ngồi nguyên trong lớp học không được ra sân!" (trích bài viết của một phụ huynh trong trường phản ánh lên báo chí). Hành động phản sư phạm, phản nhân văn trên đã khiến nhiều em ngồi khóc, nhiều phụ huynh bất bình. Có người đặt vấn đề: đây chính là một kiểu bạo lực học đường, vì sự tàn nhẫn của người lớn đã làm tổn thương tâm hồn non nớt của trẻ thơ!

GS Văn Như Cương, hiệu trưởng trường phổ thông dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội), đã có ý kiến xác đáng về vấn đề trên, xin giới thiệu đến độc giả.

Chuyện cuối tuần

"Đừng gieo vào trẻ những tính toán thiệt hơn, ăn thua, máy móc".
Ở đây, ngay cả trường hợp những em nhỏ nào đó không cùng trường, đi ngang thấy hay ghé vào xem xiếc mình cũng không nỡ đuổi ra vì đó thật sự không phải là một hoạt động kinh doanh, bán vé để thu lợi nhuận. Đằng này, lại là học sinh của trường mà làm thế thì tác động lớn đối với tâm lý học sinh, đứa trẻ đau khổ và có thể nhìn thấy được qua sự khóc than; trong khi ngoài kia bạn bè cùng trường, cùng lớp vui vẻ reo hò. Người lớn, mà cụ thể là thầy cô, không nghĩ đến việc mình đã đánh vào tâm lý của trẻ, một sự trừng phạt quá mức; điều đó cũng dễ tạo ra mặc cảm, oán hận của đứa trẻ đối với người thân, xin tiền không cho nên không được xem xiếc; oán hận thầy cô vì hình phạt; oán hận bạn bè vui trong sự thiệt thòi, bị cô lập của mình...

Câu chuyện này còn là bài học giáo dục sâu sắc tại một trường học cụ thể. Rồi sẽ có những câu chuyện tương tự như thế, khi chính thầy cô không điều khiển được hành vi của mình. Nếu người thầy bình tĩnh một tí, cân nhắc một tí về hậu quả của sự việc ấy với vấn đề giáo dục trẻ thì chắc sẽ hành xử khác. Cho nên đối với người làm công tác giáo dục, những tình huống như thế bao giờ cũng phải đặt vấn đề hậu quả giáo dục ấy đến mức độ nào mới làm được, không nên cứng nhắc xử sự như đang đứng trong môi trường kinh tế, tiền nong sòng phẳng. Trong khung cảnh sư phạm, bao giờ cũng phải suy nghĩ đến hậu quả của ứng xử về mặt giáo dục.

Trong sự việc này, phải nhận ra rằng các em ấy không có lỗi. Việc không đóng tiền có thể vì bố mẹ quá nghèo không thể cho, hoặc quên cho con, hoặc đã cho mà con quên nộp. Đối với lứa tuổi ngây thơ, trong sáng như thế thì khuyến khích là chủ yếu. Ngay cả sau này, khi họp phụ huynh cũng đã có quy định không được nêu tên cụ thể những em chưa tốt, chưa ngoan, chưa đóng tiền... Nếu cần phải nói chuyện riêng với phụ huynh.

Việc nêu tên, cấm cản tạo nên kỳ thị lớn, mà như vậy hoàn toàn phản giáo dục. Nếu coi các em ấy chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng tiền như đã thông báo, một nhà sư phạm đúng nghĩa hoàn toàn có thể biến đó trở thành một bài giảng tinh tế, cho các em ấy một bài học tích cực khi cứ cho các em ra xem, sau đó tế nhị khuyên bảo các em chú ý hơn trong việc tuân thủ quy định, em nào quên đóng tiền có thể báo phụ huynh đóng sau.

Nhân đây xin nói đến chuyện mới nhất còn gây tranh cãi là việc không cho điểm lớp 1 mà chỉ bằng nhận xét của giáo viên, chuyện này cũng liên quan đến việc hành xử thế nào cho những mầm non không bị tổn thương bởi sức ép từ phía gia đình và nhà trường trong việc cho điểm. Theo tôi, tuổi này chưa phải là tuổi cạnh tranh để xếp hạng thứ tự. Đi học là để biết chứ không phải để sắp xếp thứ tự nhất với bét; điểm số chỉ phản ánh một phần, quan trọng là bài học và kiến thức thẩm thấu đến đâu trong họ.

Đây là bản lĩnh sư phạm của người thầy. Để dạy học sinh trở thành một người tốt, làm những điều hay, lẽ phải thì bản thân người giáo viên hãy cho chúng cảm nhận được những phẩm chất ấy đang hiện diện trước mắt chúng ở người thầy, người cô. Đã làm giáo dục thì mục tiêu giáo dục phải đưa lên hàng đầu, ngay từ khi các em học sinh còn rất nhỏ, đừng gieo vào các em những tính toán thiệt hơn, ăn thua, máy móc. Chúng ta cần một nền giáo dục tinh tế, mà những hành xử từ cấp quản lý như ban giám hiệu đến những cán bộ đứng lớp như thầy cô phải gieo cho các em niềm tin, bài học tích cực trong việc đối nhân xử thế.

Đừng biến trẻ thành đối tượng của một nền công lý không công bằng

Trách nhiệm đầu tiên của nhà giáo (dù đối với trẻ sơ sinh hay trẻ đã lớn) là nhìn nhận nhân cách của con người trẻ tuổi và tôn trọng nó.

Trẻ em sống trong môi trường do người lớn tạo ra là sống trong một thế giới không hề đáp ứng những nhu cầu của chính trẻ về vật chất và quan trọng hơn nhiều, về tinh thần (mà sự thoả mãn nhu cầu tinh thần giúp trẻ phát triển về mặt trí tuệ và đạo đức). Trẻ bị người lớn nhiều quyền lực hơn áp chế; bị họ coi nhẹ nguyện vọng, và ép buộc trẻ phải thích ứng với môi trường thù địch trong khi người lớn cứ ngây thơ cho rằng như thế là giúp trẻ phát triển về mặt xã hội. Hầu hết những hành động được gọi là giáo dục đều thấm nhuần quan điểm rằng trẻ phải chịu thích ứng trực tiếp - do đó áp đặt một cách thô bạo - với thế giới người lớn. Sự thích nghi này dựa trên việc vâng lời vô điều kiện, dẫn đến sự phủ định cá tính của trẻ, sự phủ định mà trong đó trẻ là đối tượng của một nền công lý không công bằng, chịu tổn thương và hình phạt mà không người lớn nào có thể chấp nhận.

... Một phương pháp công bằng và nhân đạo với trẻ là tạo ra môi trường "thích nghi" khác với môi trường áp đặt, là nơi trẻ sinh hoạt và tạo nên tính khí của trẻ. Thực hiện bất cứ hệ thống giáo dục nào cũng nên bắt đầu bằng việc tạo môi trường giúp trẻ tránh khỏi những trở ngại khó khăn và nguy hiểm đầy đe doạ từ thế giới người lớn. Phải tạo ra một nơi ẩn náu trong cơn bão táp, một ốc đảo giữa sa mạc, một nơi trên thế giới để tâm hồn nghỉ ngơi nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh cho trẻ.

No comments:

Post a Comment

nệm giá rẻ|nệm bông ép|bọc răng sứ|tri nam sau sinh|truyện voz|truyện ma|truyện người lớn,truyện sex|truyện sắc hiệp|truyen hentai 18+ | truyen cuoi vova